| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch cuộc đời

Thứ Sáu 18/03/2011 , 13:16 (GMT+7)

Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Vinh mang trong đầu bao hoài bão, dự định tốt đẹp. Ba mất sớm, hơn hai mươi năm qua mẹ ở vậy chịu bao nỗi cực nhọc, vất vả, tần tảo sớm khuya nuôi hai anh em Vinh khôn lớn, trưởng thành.

Nhà nghèo, mẹ đã phải thế chấp căn nhà đang ở, để vay tiền ngân hàng cho Vinh ăn học. Bởi vậy, Vinh luôn tâm niệm phải phấn đấu học tập thật tốt, sau này đi làm có tiền đền đáp công ơn trời biển của mẹ.

Nhưng tốt nghiệp đã hai năm rồi, mà Vinh vẫn chưa kiếm được việc làm ổn định. Vinh phải làm trái ngành ở một công ty tư nhân với đồng lương thấp và nuôi hy vọng, chờ đợi thời cơ. Với thu nhập ít ỏi, cho nên Vinh phải chi tiêu thật tiết kiệm mới đủ nuôi nổi bản thân, chứ nói gì đến chuyện báo hiếu mẹ. Rồi cô em gái của Vinh cũng trở thành sinh viên trường cao đẳng sư phạm, hàng tháng vẫn trông chờ vào số tiền mẹ chắt chiu, dành dụm hoặc vay mượn ở ngoài quê gửi vào. Sau giờ học, em gái Vinh lại tất tả đạp đi làm gia sư, kiếm thêm tiền trang trải cho việc học hành...

Trong lúc đang bế tắc, tuyệt vọng, Vinh tình cờ quen biết Loan, một phụ nữ hơn anh 5 tuổi trong những lần đi giao hàng, là con gái một gia đình khá giả, có chức, có quyền. Loan rất thích Vinh và thẳng thắn đề nghị nếu Vinh chấp nhận làm chồng thì ba Loan sẽ lo cho Vinh một chỗ làm đúng với ngành nghề đã học và có thu nhập cao; hai người còn được một ngôi nhà ba tầng, đầy đủ tiện nghi, nằm ngay mặt phố. Vinh đắn đo, suy tính, rồi cuối cùng đành chấp nhận hy sinh mối tình đầu đắm say với cô bạn học cũ, dấn thân vào cuộc hôn nhân mà không hề có tình yêu trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của bà con họ hàng.

Sau ngày cưới, Vinh có nhà cửa sang trọng, việc làm đúng chuyên môn, đời sống vật chất đủ đầy... những thứ mà bấy lâu nay có nằm mơ anh cũng không dám nghĩ tới. Song mâu thuẫn vợ chồng ngày một gia tăng, bởi họ xuất thân từ hai hoàn cảnh khác nhau, nên không có sự đồng cảm từ trái tim. Vợ Vinh cậy tiền của ba mẹ cho, nên tự quyết định mọi việc trong nhà, không thèm hỏi ý chồng. Dường như, trong mắt Loan, Vinh luôn là kẻ chịu ơn. Có lần, Vinh đề nghị hai vợ chồng giúp đỡ em gái anh tiền học phí để bớt gánh nặng cho mẹ. Loan trừng mắt: "Ốc chưa mang nổi mình ốc mà còn đòi mang cọc cho rêu"...

 Trong các dịp lễ tết, Loan phải miễn cưỡng cùng chồng về quê thăm mẹ, song chỉ một lúc, cô nhất quyết đòi đi ngay, bởi quê chồng "nghèo nàn, lạc hậu, sinh hoạt mất vệ sinh". Khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày một lớn thêm, khiến Vinh đau khổ, suy sụp. Anh luôn thấy lẻ loi, cô độc tự ti trong chính ngôi nhà mình đang sống. Đã nhiều lần Vinh nghĩ đến chuyện ly hôn, song tình thương đứa con gái bé bỏng chưa đầy một tuổi níu kéo anh. Vả lại, anh rất hiểu rằng nếu ly hôn, anh sẽ mất tất cả, trở lại phận trắng tay bởi gia đình vợ đủ thế lực dìm anh xuống.

Vì muốn có việc làm với thu nhập cao để có tiền phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già và giúp đỡ em gái ăn học, anh mới đành lòng đánh đổi tình yêu. Song chẳng những mong muốn của anh không thực hiện được, mà anh còn tự đày ải đời mình...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm