| Hotline: 0983.970.780

BỔ XUNG IỐT CHO CƠ THỂ

Thứ Sáu 06/08/2010 , 09:00 (GMT+7)

Iốt là một nguyên tố hoá học, vi khoáng rất cần cho cơ thể, việc thiếu và thừa iốt đều gây bất lợi.

Iốt là một nguyên tố hoá học, vi khoáng rất cần cho cơ thể, việc thiếu và thừa iốt đều gây bất lợi. Đề cập vấn đề này, tạp chí ẩm thực trực tuyến WHF của Mỹ vừa giới thiệu một số lưu ý khi bổ sung iốt vào cho khẩu phần ăn hàng ngày.

1. Iốt là gì?

Người ta thường dùng iốt (iode) để tẩy sạch nước uống, khử trùng vết thương trên da, nhưng còn một tác dụng to lớn khác của iốt là dùng cho quá trình phát triển của cơ thể. Đây là loại vi khoáng rất cần, giúp cho cơ thể để tổng hợp hormone tuyến giáp là thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3). T4 có chứa 4 nguyên tử iốt và một khi thiếu một nguyên tử thì T4 sẽ trở thành T3, có nghĩa là còn 3 nguyên tử iốt. Trong điều kiện bình thường, cơ thể chúng ta có từ 20-30 mg iốt, hầu hết được lưu trong tuyến giáp nằm ở cổ ngay dưới hộp thoại, một lượng nhỏ phân tán trong các tuyến vú, lớp lót thành dạ dày, tuyến nước bọt và trong máu.

2. Chức năng của iốt

- Là thành phần của T4 và T3 nên iốt rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ không tổng hợp được các loại hormone này, đây là những hormone vô cùng quan trọng làm nhiệm vụ trao đổi chất, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

- Điều tiết hormone tuyến giáp: Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp trong cơ thể được kiểm soát khá chặt chẽ, khi hormone tuyến giáp trong máu giảm, tuyến này sẽ tiết ra hormone gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và đến lượt TSH nó lại làm nhiệm vụ kích hoạt tuyến giáp tăng quá trình hấp thụ iốt của máu nên tổng hợp được nhiều thyroxine (T4). Khi cần thyroxine sẽ chuyển đổi thành triiodothyronine (T3), đây là quá trình lấy đi một nguyên tử iốt từ T4. Ngoài các cơ chế này trong cơ thể con người còn nhiều quá trình khác để xử lý iốt, đồng thời iốt còn có tác dụng vô hiệu hoá vi khuẩn vì vậy nó được người ta dùng khử trùng, hạn chế bệnh uxơ nang hoá, đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ gây sưng vú, gây nên bởi hiệu ứng của estrogen hormone lên các mô vú. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện thấy nếu thiếu hụt iốt có thể gây bệnh cho hệ thống miễn dịch, hiện tượng thường gặp là làm tăng rủi ro sẩy thai ở phụ nữ.

3. Những loại bệnh phổ biến do thiếu iốt

- Bệnh bướu cổ, phình tuyến giáp: Đây là căn bệnh dễ nhận biết nhất của việc thiếu iốt, bệnh bướu cổ còn do nhiều nguyên nhân khác, nhưng thiếu iốt được xem là nguyên nhân chính. Bướu cổ là do tuyến giáp bị kích thích quá mức gây nên bởi hormone TSH hay nói cách khác là khi cơ thể cố gắng để sản xuất nhiều hormone tuyến giáp, bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới do khẩu phần ăn thiếu iốt, do trong đất thiếu lượng sêlen vì đây là những hợp chất tham dự trực tiếp các hoạt động của tuyến giáp.

- Gây bệnh suy giáp: Hiện tượng thường gặp là mệt mỏi, tăng cân, suy nhược, mắc các chứng bệnh về thần kinh. Thiếu iốt cũng có thể làm tăng năng tuyến giáp, làm giảm cân, tim đập nhanh và gây rối loạn ăn uống, làm giảm tính ngon miệng.

- Thiếu hụt iốt trầm trọng trong khi mang thai, ở trẻ nhỏ có thể gây bệnh đần độn, căn bệnh thường được nhận biết bằng việc suy giảm tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần, gây điếc ở trẻ nhỏ, thai chết lưu, sinh con non, hoặc trẻ bị các dị tật bẩm sinh khác.

4. Hiện tượng ngộ độc và cách bổ sung iốt

- Sử dụng quá nhiều iốt có thể gây ngộ độc, ví dụ quá 1 gam có thể gây cháy miệng, cổ họng, dạ dày, gây nôn ói, tiêu chảy, hôn mê và ảnh hưởng đến tính mạng.

- Không nên dùng quá nhiều iốt trong thức ăn, đối với người lớn nên dùng 300 mcg (đàn ông) và 210 mcg (phụ nữ) mỗi ngày.

- Một số trường hợp dùng quá nhiều iốt có thể ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, phát sinh bệnh phì giáp và bệnh suy giáp, gây ung thư tuyến giáp. Dưới đây là liều dùng iôt tối đa mỗi ngày theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ.

1-3 tuổi: 900mcg

4-8 tuổi: 300mcg

9-13 tuổi: 600mcg

14-18 tuổi: 900mcg

19 tuổi trở lên: 1.100mcg

Phụ nữ mang thai 14-18 tuổi: 900mcg

Phụ nữ mang thai 19 tuổi trở lên: 1.100mcg

Phụ nữ cho con bú 14-18 tuổi: 900mcg

Phụ nữ cho con bú 19 tuổi trở lên: 1.100mcg.

- Cách bổ sung i-ốt

Tốt nhất là qua ăn uống, bằng cách dùng muối iốt. Dùng muối iốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khoẻ vì vi lượng iốt sẽ được thải ra ngoài qua con đường nước tiểu. Thực phẩm giàu iốt có rau biển (tảo bẹ), sữa chua, sữa bò, trứng, dây tây, cá, thịt động vật. Sử dụng muối iốt giống như muối thường, khi mua về cho vào lọ có nắp đậy kín.

- Những người hạn chế sử dụng muối iốt: Gồm nhóm người mắc bệnh tim và thận vì dùng quá nhiều muối iốt có thể gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, những người mắc bệnh cường giáp cũng không nên dùng muối iốt bởi nó gây biến chứng như lồi mắt và run tay.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm