| Hotline: 0983.970.780

Chờ nước Đức xử lý khủng hoảng

Thứ Sáu 24/11/2017 , 11:05 (GMT+7)

Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel, cùng với đảng “chị em” bên Bavarian - Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU), đã đàm phán để thành lập chính phủ liên hiệp với 2 đảng khác: đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (Green).

“Nếu không có đảng Xanh, chúng tôi sẽ tham gia”

FDP là đảng của tầng lớp trung lưu tại Đức, ưa chuộng mở cửa thị trường, củng cố quyền tự do cá nhân, cắt giảm thuế cho doanh nghiệp. FDP năm 2013 không có mặt ở Quốc hội Đức khi tỉ lệ ủng hộ gần chạm mức 5% theo quy định. Bốn năm sau, con số này đã chạm mốc 10%, nghiễm nhiên bước chân vào Quốc hội. Việc gia tăng số phiếu gấp đôi của FDP có lẽ đến phần nhiều nhờ vào các đề xuất cắt giảm mạnh thuế đặc biệt cho tầng lớp người khá giả và giàu có.

Chủ tịch đảng FDP - Christian Lindner (trái) tham dự phiên họp tại Bundestag vào ngày 21/11 năm 2017 tại Berlin

Việc đảng Xanh chỉ trích và nghi ngờ FDP đã lên kế hoạch rút lui từ lâu, cho thấy các quan điểm, kế hoạch tài chính của đảng FDP đã không được đảng Xanh ủng hộ. Chủ tịch đảng FDP - ông Christian Lindner - nói về quyết định bỏ đàm phán: “Chúng tôi đã không đưa ra quyết định đó dễ dàng. Mong muốn của chúng tôi là hình thành liên minh đa đảng để vượt qua sự trì trệ của Liên bang và những "dối trá" chính trị, chẳng hạn như nhập cư và giáo dục, để thúc đẩy nước Đức tiến lên.”

Phó chủ tịch FDP Wolfgang Kubicki nói: "Tốt hơn là không nên đi đến một mối quan hệ mà bạn biết sẽ có một vụ ly dị sau sáu tháng.”

Có 5 bất đồng chủ yếu giữa đảng Dân chủ Tự do (FDP) và 3 đảng còn lại gồm: Chính sách tài chính; Vấn đề nhập cư; Hiện đại hoá liên giáo dục; Chính sách năng lượng và khí hậu; Tự chủ về về tài chính lớn hơn với châu Âu trong khu vực các ngân hàng tư nhân, các ngân hàng tiết kiệm và Volksbanks. Chủ tịch đảng FDP - ông Christian Lindner, trong một cuộc phỏng vấn với FAZ đã khẳng định: "Những bài phỏng vấn từ lãnh đạo của đảng Xanh, mang tính tấn công đảng FDP, cho thấy những khác biệt không chỉ trong quan điểm chính trị, mà còn trong các mối quan hệ của các bên."

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Cicero, Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do (FDP), bà Nicola Beer chỉ ra một số vấn đề: "Chính phủ chỉ được tạo ra bởi niềm tin của các đảng phái trong liên minh. Một chính phủ liên hiệp giữa CDU/CSU và FDP khá khả thi, không có gì cản trở. Nhưng không phải với đảng Xanh”. Bởi vì: "Trong nhiều sự đồng thuận của CDU/CSU và FDP, thì chủ trương của đảng Xanh là khác hẳn”.
 

Đất nước là ưu tiên trước nhất

Thủ tướng Angela Merkel cho biết, bà không thấy có lý do gì phải rút lui trong lúc này. Nếu cần thiết, sẽ sẵn sàng tiếp tục dẫn dắt đảng CDU cho một cuộc bầu cử mới với vai trò Chủ tịch đảng này. Ngoài ra bà cũng không nghĩ đến việc từ chức sau khi không thành công trong việc thành lập liên minh 4 đảng, để xây dựng Chính phủ mới. Bà nói thêm: “Không, điều đó không có. Tôi nghĩ, nước Đức cần một Chính phủ ổn định”. Đối với bà thì ưu tiên hiện nay là  “Đất nước là trước hết, sau đó đến đảng phái và tiếp nữa mới đến bản thân”.

Sáng 23/11, sau khi bị sức ép từ chính đảng SPD. Chủ tịch đảng này Martin Schulz, đã để ngỏ khả năng lập liên minh CDU+ CSU & SPD. Bên cạnh đó, khả năng đảng CDU+ CSU, mặc dù không đạt quá bán trong Quốc hội nhưng vẫn tự thành lập Chính phủ mới, việc này cần đợi quyết định của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier.

Phó chủ tịch đảng SPD -Thị trưởng thành phố Hamburg Olaf Scholz, dự tính, sau thất bại thành lập liên minh các đảng để cầm quyền, có lẽ sẽ diễn ra bầu cử mới vào đầu năm sau (2018). Đó là cơ hội để các cử tri đưa ra quyết định của mình “sẽ như thế nào và tiếp tục ra sao với nước Đức”. Ông cho rằng thất bại này đáng tiếc, mặc dù trước đó đã có rất nhiều hy vọng dành cho 4 đảng bao gồm Liên minh CDU+CSU, FDP và đảng Xanh. Ông nói: “Việc đột ngột chấm dứt đàm phán như vậy là không thể tưởng tượng được: “Hôm nay, cho đến hôm sau nữa, bạn cũng không thể hiểu được lý do vì sao quyết định đột ngột này lại được đưa ra”

Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg - Jean Asselborn, thì tỏ ra lo lắng với hiện trạng chính trị tại Đức và hy vọng mọi việc sẽ được sớm được sáng tỏ. Phát biểu trên nhật báo “Die Welt”, vị Bộ trưởng này nói: "Đức là nước cuối cùng có khả năng rơi vào sự bất ổn của Chính phủ” và “Vai trò rất quan trọng của Đức tại châu Âu và thế giới không cho phép điều đó” đã có “quá đủ những bất ổn về chính trị trên thế giới rồi”. Bộ trưởng Laut Asselborn nói tiếp: “Một chính phủ Đức vững chắc là điều cần thiết cho vị thế của châu Âu”.
 

Tổng thống vào cuộc

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu hôm 20/11 về việc thành lập Chính phủ mới: “Đã đến lúc, tất cả những bên liên quan cần một lần nữa thảo luận có trách nhiệm hơn về nội dung cũng như suy nghĩ thêm về những hành động của mình. Tất cả các đảng phái chính trị tại đất nước này có trách nhiệm phục vụ người dân, phục vụ đất nước của chúng ta.

Vào những ngày tới, tôi sẽ trực tiếp gặp gỡ để trao đổi với những người đứng đầu các đảng, mà tới hôm nay đã tham gia vào vòng đàm phán thành lập liên minh cầm quyền. Bên cạnh đó, tôi sẽ trao đổi với họ các vấn đề đang còn vướng mắc đã dẫn đến việc chưa thể thành lập một Chính phủ mới.

Tôi cũng sẽ gặp, trao đổi với những người đứng đầu các cơ quan Hiến định, cũng như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Liên bang và Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Liên bang. Tôi cũng thấy rằng: Trong nước cũng như ở nước ngoài và các nước thuộc liên minh châu Âu đang rất khó hiểu và lo lắng, khi điều này lại diễn ra trên một đất nước lớn, kinh tế mạnh nhất của châu Âu mà nhiệm vụ và trách nhiệm chính trị lại chưa hoàn thành.”

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.