| Hotline: 0983.970.780

Chồng khùng

Thứ Ba 23/04/2013 , 10:56 (GMT+7)

Thấy con về giữa buổi, dáng vẻ mệt mỏi, gò má thâm tím, chị Thường sinh nghi.

Thấy con về giữa buổi, dáng vẻ mệt mỏi, gò má thâm tím, chị Thường sinh nghi.

Hỏi, Thêm chỉ một mực bị ngã xe máy. Mới lấy chồng được một năm mà Thêm đã "xuống cấp" đến thảm hại. Hơn hai chục tuổi đầu mà má hóp, người như mồi câu ếch. Nhìn con bụng lép đít meo, chị đau xót như bị cắt từng khúc ruột.

Cũng chỉ vì mong có cái... mà anh chị cứ đẻ cố. Bốn cô con gái lần lượt ra đời khiến họ kiệt sức. Mọi thứ trông vào dăm sào ruộng, nuôi 4 con ăn học, năm nào họ cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Ba cô đầu dù học giỏi nhưng cũng gác lại giấc mơ đại học để ở nhà đi làm công nhân, mong có thu nhập đỡ đần bố mẹ. Giàu con út, khó con út, Thêm, được ăn học đàng hoàng. Mấy năm đèn sách, tốt nghiệp Đại học Hải Phòng. Anh chị vay mượn để có tiền chạy chọt cho con đi dạy tiểu học ở một xã heo hút cuối huyện. Thế cũng là mừng vì bạn bè Thêm còn khối người không có tiền mà phải đi chạy chợ hoặc làm thuê cho các công ty TNHH.

Ở quê, con gái 18 đôi mươi mà chưa lấy chồng, coi như "bom nổ chậm". Thấy con ra trường 2 năm chưa có ai, chị Thường lo phát sốt, bởi con gái chị nhan sắc thuộc loại thường thường. Chị sợ con lại giống mấy cô chị, toàn thanh niên cà lơ thất thểu tán tỉnh một thời gian lại mất tăm. Cô con lớn bị tên họ Sở làm cho có thai rồi bỏ của chạy lấy người nên chị sợ hơn gà phải cáo. Đi xem bói, thầy bảo con chị bị ám duyên phải cúng bái. Dù tốn kém tiền triệu, chị vẫn răm rắp làm theo lời thầy. Thế rồi, có người mai mối. Đó là một thanh niên con một mới học hết lớp 3, tính khí "chập mạch". Gái xã sợ nhất cái sự điên điên khùng khùng, coi trời bằng vung của anh ta nên chẳng ai dám gần. Nhà trai hứa sẽ trả hết mấy chục triệu tiền nợ chạy việc cho Thêm. Ở quê, nhà lại nghèo mà trả được món nợ như vậy, vợ chồng chị Thường sau vài ngày suy nghĩ rồi cũng gật đầu.

Thấy vậy, nhiều chị em trong hội đồng nhà trường chân thành khuyên:

- Lấy chồng thế khác nào đũa cả với đũa con, so sao cho bằng!

Nhưng chị Thường tìm mọi cách thuyết phục con:

- Khối người vợ cán bộ, chồng ở nhà mà vẫn hạnh phúc, lo gì! Mà nó kém cỏi hơn mình càng dễ sai bảo. Nhà cao cửa rộng, nó là con một, rồi vợ chồng con cái hưởng chả sướng thì thôi. Con biết nhà mình nghèo truyền kiếp, khổ nhục như thế nào rồi đấy. Lúc nó "chập cheng" thì mình tai câm tai điếc. Một câu nhịn là chín câu lành.

Hết tỷ tê lại vùng vằng giận dỗi, thôi thì đủ chiêu. Mưa dầm thấm đất, dù tủi thân, Thêm tự trấn an: "Âu cũng là duyên phận". Thế là đám cưới siêu tốc diễn ra. Cô dâu vẻ mặt vô cảm. Chú rể nói cười huyên thuyên. Nhiều giáo viên bùi ngùi. Những lo lắng của họ hoàn toàn có cơ sở. Anh chồng ít học làm nông nghiệp, tính khí không bình thường, làm sao cảm thông được nỗi vất vả của cô vợ giáo viên. Hôm nào cũng thấy vợ khuya rồi mà vẫn cặm cụi bên đèn, sách sách vở vẻ đăm chiêu, lúc đầu anh ta còn lẩm bẩm, sau chửi bới rồi dùng quân sự. Mỗi sáng, thấy vợ dọn dẹp cửa nhà, lợn gà cám bã rồi tất tưởi dắt xe đi, anh ta càng khó chịu:

- Lúc nào cô cũng như ma đuổi. Đến muộn một lúc mà không được à?

- Đi dạy học chứ có phải làm hợp tác xã đâu mà giờ giấc tùy tiện được!

- À, cô khinh thằng này nông dân hả? Cái nghề gõ đầu trẻ của cô đã là cái thá gì?

Thế là ăn vài nắm "xôi đấm". Từ ngày lấy chồng, Thêm phải cáng đáng mọi việc đồng áng, nhà cửa. Hết giờ dạy là Thêm lại mê tơi về. Anh chồng la cà tối ngày ở quán sá. Khổ nhất là những lúc trường có phong trào thi đua day tốt hay Hội khỏe Phù Đổng, Thêm phải đi tối ngày, thế nào anh ta cũng lên cơn khùng, tặng mấy cái "bánh tét". Xấu chàng hổ thiếp, sợ làng xóm chê cười, Thêm nhịn như nhịn cơm sống. Nhưng cây muốn lặng, gió chẳng đừng, được thể, anh chồng càng làm to. Có hôm anh ta không cho vợ đi làm. Bất đắc dĩ, Thêm phải báo cáo ốm. Thêm chuẩn bị bài dạy tốt cho đợt thi đua 20-11 nên không chăm lo cho gia đình chu đáo được, thế là lại nếm "chả đá" cùng những lời chửi mắng thô tục của chồng. Thấy vợ ăn mặc tươm tất, anh ta cũng cấm:

- Này, cô dạy mấy đứa trẻ thò lò mũi mà cũng ăn diện. Diện để cho thằng nào nhìn?

Đứng trước học trò mà gương mặt héo hon, có lúc Thêm quay đi lén gạt nước mắt. Một tháng nghỉ hè, Thêm làm việc đồng áng quay cuồng như chong chóng, nhưng chưa bao giờ nhận được sự sẻ chia của chồng. Hàng tháng lĩnh lương, Thêm phải nộp hết cho mẹ chồng vì "cưới còn nợ nhiều". Đá còn đổ mồ hôi, sức người có hạn, làm cật lực lại buồn khổ, khiến sức khỏe Thêm xuống dốc không phanh. Thêm từng nghĩ đến cái chết.

Người xưa đã khuyên: "Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên". Chỉ vì nhìn gần mà vô tình vợ chồng chị đẩy con vào bất hạnh. Giá Thêm kiên quyết bảo vệ lập trường của mình để tìm tình yêu đích thực! Nhưng ván đã đóng thuyền, nỗi đau buồn vì tình "đũa lệch" ấy chắc sẽ còn đeo đẳng!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm