| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội

Chưa phát hiện nấm ăn không an toàn

Thứ Sáu 07/03/2014 , 10:04 (GMT+7)

Các mẫu nấm: linh chi nâu, hải sản, đùi gà, đông cô (xuất xứ từ Trung Quốc), kim châm (xuất xứ từ Hàn Quốc) đều đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Ngày 6/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này đã phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra tại một số cơ sở cung cấp, phân phối các loại nấm ăn trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, bốn cơ sở được kiểm tra gồm cơ sở nhập khẩu, cung cấp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ xanh Hưng Phát, lô 27/7 Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy và ba cơ sở phân phối (BigC Thăng Long, số 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; Metro Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm; Siêu thị trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Coopmart Hà Nội, số 10 Nguyễn Trãi, Hà Đông). 

Kết quả cho thấy Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ xanh Hưng Phát hiện đang nhập khẩu và cung cấp cho Metro và BigC các loại nấm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cơ sở nhập khẩu đã xuất trình giấy tờ khai hải quan, giấy chứng nhận kiểm dịch. 

Tại siêu thị Coopmart Hà Nội, cơ sở đang kinh doanh chín sản phẩm nấm tươi do hai cơ sở khác cung cấp là Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn thực phẩm Lý Tưởng tại 59 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội (cung cấp bảy sản phẩm nấm tươi do Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ sinh học Phú Gia sản xuất tại đội 2, xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên); Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất, kinh doanh dịch vụ Trâm Anh, địa chỉ số 2, phường 11, quận Gò Gấp, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp hai sản phẩm nấm tươi.

Tại thời điểm kiểm tra cuối tháng 2, cả bốn cơ sở nói trên đều không còn bán nấm của cơ sở Lưu Mai Hương, Lạng Sơn. 

Trong số 19 sản phẩm nấm đang được bán tại bốn cơ sở nêu trên, có 11 sản phẩm có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; 4/4 cơ sở được kiểm tra có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện bảo quản đáp ứng yêu cầu. 

Đoàn thanh tra đã lấy năm mẫu nấm gửi đi kiểm nghiệm, bao gồm linh chi nâu, hải sản, đùi gà, đông cô có xuất xứ từ Trung Quốc và nấm kim châm có xuất xứ từ Hàn Quốc. Kết quả cho thấy cả năm mẫu đều đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Trước đó, ngày 26/2, Đài truyền hình Việt Nam có phản ánh về việc cơ sở sản xuất nấm Lưu Mai Hương tại thôn Quán Hồ, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cung cấp sản phẩm nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ cho một số siêu thị tại Hà Nội. 

Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn gửi Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lạng Sơn yêu cầu báo cáo một số nội dung như phản ánh. 

Theo báo cáo của Chi cục tỉnh Lạng Sơn, cơ sở sản xuất nấm Lưu Mai Hương đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn số 03/GCN/SNN ngày 10/01/2010; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm số 18/2010/ATTP-CN ngày 22/3/2010 và năm giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho năm sản phẩm (nấm hương tươi; nấm đùi gà tươi; nấm hải sản tươi; nấm thủy tiên tươi và nấm kim châm). 

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có sản xuất bầu nấm; có một phòng lạnh để nuôi cấy giống; bốn phòng đang ươm giống và thu hái nấm thủy tiên tươi. Cơ sở cam đoan tự nuôi và trồng được năm loại nấm đã công bố. 

Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Lạng Sơn đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm số 18/2010/ATTP-CN cấp ngày 22/3/2010 cho cơ sở Lưu Mai Hương do đã hết hiệu lực đồng thời đề nghị cơ sở khi thu hái mỗi loại nấm phải báo cáo cho cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát và tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm. 

Cục An toàn thực phẩm cũng đã có văn bản chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Lạng Sơn hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nấm liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để được xem xét, cấp các loại giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm theo phân cấp đã được quy định tại Luật An toàn thực phẩm. Mặt khác, Chi cục cũng cần tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nấm trên địa bàn...

Vietnam+

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm