Richard Sorge - “điệp viên đáng sợ nhất trong lịch sử” |
Richard Sorge, “điệp viên đáng sợ nhất trong lịch sử”
Đó là cách gọi của đồng nghiệp Anh nói về Richard Sorge, điệp viên làm thay đổi Thế chiến 2 (WW2). Theo trang tin Rusbg.com của Nga, năm 1963, sau gần hai thập kỷ khi WW2 kết thúc, lãnh tụ Liên Xô lúc ấy là Nikita Khrushchev khi xem bộ phim của Pháp tựa đề Who Are You, Mr. Sorge? (Richard Sorge, ngài là ai?) đã hỏi cơ quan tình báo KGB cốt truyện có đúng không và được hồi âm, có thật 100%.
Còn theo nhà sử học nổi tiếng Stuart D. Goldman, Khrushchev sau đó đã yêu cầu xác minh và ra quyết định truy tặng Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất của nhà nước cho Richard Sorge. Ngày nay, danh hiệu này được khắc trên bia mộ cẩm thạch màu đen của Sorge. Một con phố ở Moscow mang tên ông và nhiều kỷ vật khác cũng mang hình ảnh Richard Sorge để tôn vinh công lao của sĩ quan điệp vụ hai dòng máu Nga và Đức.
Richard Sorge ra đời năm 1895 ở miền nam nước Nga, mẹ ông là người Nga, còn cha là kỹ sư Đức. Sau khi chào đời ít lâu, gia đình ông chuyển tới Đức, được nuôi dưỡng trong môi trường khá giả, nhưng gốc gác quê cha Sorge không bao giờ quên được.
Năm 1914, Sorge gia nhập lục quân Đức, sau đó bị thương rồi chuyển đi học, ông có bằng tiến sĩ vào năm 1919, cùng năm ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức. Cũng phải nói ngay rằng, giống như James Bond, Richard Sorge không chỉ thông minh mà còn rất hào hoa, có sức hút lạ thường, điều này vừa có lợi lại bất lợi cho những hoạt động tình báo sau này. Năm 1924 Sorge rời Đức về Nga, gia nhập tổ chức Quốc tế Cộng Sản. Đến năm 1929, ông trờ thành sĩ quan tình báo quân đội Liên Xô ( GRU). GRU đã cử ông đi làm nhiệm vụ ở Trung Quốc, Nhật Bản, nhất là sau khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu.
|
Cuộc đời và chiến công của Richard Sorge đã trở thành nguồn cảm hứng tạo ra nhân vật James Bond và nhiều ấn phẩm nghệ thuật khác |
Richard Sorge, người từng làm thay đổi cục diện trong Thế chiến II
Vào giai đoạn 1939-1940, Liên Xô nhận định phát xít Đức sớm muộn sẽ tấn công Liên Xô, nhưng thời điểm thì chưa xác định được, nhưng một nhờ nguồn tin của Sorge, Moscow biết được điều này. Đáng tiếc, ban đầu ban lãnh đạo Liên Xô không tin nên đã phải chịu ít nhiều tổn thất. Sở dĩ Sorge nắm được nguồn tin này là do thời gian ông trở lại Tokyo với tư các phóng viên báo Đức để thành lập mạng lưới tình báo tại Nhật Bản, ông đã hiểu được ý đồ của Tokyo đối với Liên Xô. Để tạo vỏ bọc nhà báo, Sorge tới Nhật qua ngả Đức và được giới thiệu tới một viên sĩ quan lục quân Đức, Đại tá Eugen Ott, tùy viên quân sự mới của Đức ở Tokyo.
Các bài báo của Sorge đã giúp ông tạo dựng uy tín của một chuyên gia về Nhật Bản. Và nhờ tư cách đảng viên Đảng Quốc xã, Richard Sorge đã tiếp cận được với ĐSQ Đức, được giới ngoại giao đánh giá cao. Richard Sorgee không giả vờ là một đảng viên Đức Quốc xã cuồng tín mà ngược lại. Chính điều này giúp uy tín của ông tăng lên, nhanh chóng thâm nhập sâu vào hàng ngũ chóp bu của Đức quốc xã.
Nhờ mối quan hệ với Eugen Ott, Sorge thiết lập được mạng lưới điệp báo tại Tokyo, Mạng lưới bao gồm Hotsumi Ozaki, một nhà báo, chuyên gia Trung Quốc làm việc cho tờ báo Asahi Shimbun. Bức điện đầu tiên Richard Sorge gửi về tổng hành dinh GRU cho biết cuộc chiến Đức-Xô dự kiến sẽ diễn ra vào giữ tháng 6. Nguồn tin này dựa trên thông tin trung tá Scholl mang từ Berlin đến cho đại sứ Eugen Ott, thế nhưng lãnh tụ Liên Xô khi đó là Stalin coi là vớ vẩn. Bất chấp sự thật, Sorge vẫn tiếp tục công việc, sau cú sốc từ cuộc tấn công do Đức thực hiện, Moscow bắt đầu chú ý đến các nguồn tin do Sorge gửi về.
Nguồn tin cuaa Sorge đã giúp Liên Xô điều chỉnh chiến lược kịp thời, sớm kết thúc chiến tranh |
Mạng lưới tình báo của Richard Sorge ở Tokyo còn gồm 2 thành viên nữa do Moscow cử đến là Branko Vukelic, đảng viên cộng sản Nam Tư, trong vai trò nhà báo hãng thông tấn Pháp và xử lý vi phim cho Sorge và người kia là Max Clausen, đảng viên cộng sản Đức, phụ trách liên lạc điện đài cho cả cụm tình báo này.
Ngoài Sorge, thành viên quan trọng nhất của cụm tình báo này còn có Hotsumi Ozaki, một nhà báo Nhật, chuyên gia về Trung Quốc, người có quan hệ khá thân mật với các nhân vật chính trị ở Trung Quốc lẫn Nhật Bản, trong số này có chánh văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, Hoàng tử Fumimaro Konoye và nhờ mối quan hệ trên Sorge thu thập được nhiều thông tin quan trọng gửi về Moscow. Nếu là thiếu sót, nếu không nói đến một phụ nữ Nhật Bản, sau này là vợ Sorge, 26 tuổi tên là Hanako Iishi, một thường dân, nhưng đã giúp ông che đậy vỏ bọc để hoạt động trong suốt thời gian sống ở Nhật...
Điệp viên người Nhật Ozaki trong mang lưới tình báo của Sorge |
Ngoài ra, Richard Sorge còn tiếp tục thông tin cho Moscow về âm mưu của Nhật Bản lôi kéo Đức vào liên minh chống Liên Xô. Chính thông tin này tạo cơ sở quan trọng để lãnh tụ Stalin quyết định việc ký với Hitler Hiệp ước Không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô. Chỉ một tuần sau khi hiệp ước này được ký kết, Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Nhờ thông tin trên, Liên Xô đã thể rảnh tay xử lý mối đe dọa từ phía Nhật Bản. Bởi vậy công lao của Richard Sorge không nhỏ, giúp Moscow đưa ra chiến lược đứng đắn và kịp thời. Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là chiến công vĩ đại nhất của Richard Sorge.
Theo nhà sử học Stuart D. Goldman, cuối năm 1940, Richard Sorge bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu quân Đức tập kết quy mô lớn gần biên giới với Liên Xô. Vào ngày 28/12, ông bắt đầu gửi tin về cho tổng hành dinh đề cập khả năng Đức tấn công Liên Xô. Đặc biệt là bức điện gửi GRU đề ngày 30/5 thông báo Berlin sẽ tấn công LX vào nửa cuối tháng 6 Đức sẽ có 170-190 sư đoàn Đức tập trung ở biên giới với Liên Xô, nhưng theo Richard Sorge đây cũng chỉ là những thông tin khiêu khích. Quãng thời gian 5 tháng tiếp theo là cả một thời kỳ đầy thử thách và nặng nề đối với Hồng quân Liên Xô. Có lẽ quan trọng hơn cả là nguồn tin Berlin đang chỉ đạo Đại sứ Ott sử dụng mọi phương tiện có thể để thuyết phục Nhật Bản tấn công Liên Xô.
Chưa đầy một tuần sau cuộc tấn công của Đức, Sorge đã tóm lược cho Moscow một cách chính xác tình hình đang diễn ra, Sorge báo cáo, Nhật đã quyết định đưa quân vào Đông Dương thuộc Pháp, và nghe ngóng diễn biến cuộc chiến Đức-Xô. Cụ thể, Nhật sẽ Bắc tiến nếu Hồng quân nhanh chóng bị đánh bại. Chữ ký của lãnh tụ Stalin ở phía dưới tài liệu này cho thấy vị Tổng tư lệnh Liên Xô đã đọc rất kỹ bức điện của Sorge gửi về. Tháng 7/1941, quân Nhật chiếm đóng Đông Dương. Cùng lúc, Nhật Bản điều hàng trăm ngàn quân bổ sung vào Mãn Châu gần biên giới với Liên Xô. Cuối tháng 8/1941 Sorge soạn một bức điện gửi về Moscow cho biết quân đội Nhật sẽ không mở cuộc chiến đó trong năm nay, điều này chứng tỏ kế hoạch thuyết phục người Nhật tấn công Nga của Đức hoàn toàn thất bại.
Richard Sorge, sĩ quan tình báo Liên Xô đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì công lao đóng góp to lớn cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại |
Nhờ những nguồn thông tin tuyệt mật, chính xác và quý báu này nguyên soái Stalin tự tin đưa ra quyết định quan trọng, điều chuyển một bộ phận lớn quân dự bị từ vùng Viễn Đông sang phía tây. Trong hai tháng tiếp theo, 15 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh, 1.700 xe tăng và 1.500 máy bay đã di chuyển từ Viễn Đông Xô viết sang mặt trận châu Âu để đối phó với phát xít Đức. Chính các đợt tăng viện quy mô lớn này đã lật ngược thế cờ trong trận Moscow vào tuần đầu tiên của tháng 12/1941, cùng thời điểm Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng. Tuy công lao phát hiện ý đồ của Nhật không hoàn toàn thuộc về tổ điệp báo của Sorge nhưng những đóng của ông đóng quả là vô cùng trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Tháng 10/1941, cảnh sát Nhật nghi vấn và bắt giữ một thợ may quần áo được Richard Sorge tuyển dụng tên là Yotoku Miyagi, do bị thương qúa nặng nên Miyagi đã khai ra mạng lưới do Sorge chỉ huy. Sau đó không lâu Richard Sorge bị bắt, ông chấp nhận trình bày lại tất cả các hoạt động của mình ở Nhật Bản với điều kiện giới chức Nhật không được làm gì người vợ của ông, bà Hanako Iishi, cũng như những bà vợ đồng nghiệp của ông bởi tất cả họ đều vô tội. Sau 3 năm bị giam cầm trong nhà tù Sugamo ở Tokyo và bị kết tội làm điệp viên cộng sản, thực hiện các hoạt động gián điệp với mục đích lật đổ chế độ Nhật hoàng. Tháng 9/1943, ông bị khép tội tử hình và ngày 7/11/1944 ông bị chính phủ Nhật đã treo cổ tại nhà tù Sugamo.
Con tem bưu chính tưởng nhớ công lao, sĩ quan tình báo, Anh hùng Liên Xô của Richard Sorge |