| Hotline: 0983.970.780

Đại Thành giữ vững danh hiệu

Thứ Ba 21/07/2015 , 06:10 (GMT+7)

Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Đại Thành, TX Ngã Bảy (Hậu Giang) không ngừng tập trung nỗ lực nâng chất các tiêu chí đã đạt, quyết tâm giữ vững danh hiệu NTM.

Tăng thu nhập là một trong các tiêu chí được xã Đại Thành đặc biệt quan tâm. Toàn xã hiện có gần 1.600 ha cam sành, chiếm hơn 70% diện tích đất SX nơi đây.

Trước tình hình dịch bệnh phát triển mạnh, để giúp người dân an tâm canh tác, đảm bảo thu nhập, đồng thời giữ vững tiêu chí “dễ rớt” này, xã đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tiến hành vận động người dân đốn bỏ cam sành ở những vườn đã bị nhiễm bệnh nặng trên 70% để tránh lây lan, đồng thời hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho bà con chuyển sang một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, xã còn thành lập một số HTX và các vựa thu mua trái cây đảm bảo đầu ra ổn định cho mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương và lợi nhuận cho người dân.

Ông Dương Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đại Thành, cho biết khi được công nhận xã NTM vào năm 2013 và cũng là xã đầu tiên của tỉnh và ĐBSCL, đây là niềm vinh dự lớn cho địa phương.

Tuy nhiên, để giữ vững danh hiệu và mục tiêu hướng đến lâu dài là nâng cao đời sống của người dân, địa phương đã không ngừng phấn đấu.

Nếu năm 2014, mức thu nhập bình quân đầu người của xã là 25 triệu đồng/người/năm thì hiện tại tăng lên 27 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo còn 89 hộ, chiếm 3,15%. Đạt được điều này phần lớn là nhờ sự đồng thuận cao từ phía người dân.

Sự đổi thịt thay da rõ nét của bức tranh nông thôn Đại Thành chính là minh chứng cụ thể cho sự hòa quyện của ý Đảng lòng dân trong xây dựng và giữ vững danh hiệu NTM.

Song song với thu nhập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã còn thường xuyên củng cố, nâng chất lượng các tiêu chí giao thông, thủy lợi, y tế, trường học…

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, địa phương đã xây mới và sửa chữa 2 cây cầu với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng. Hiện tại, hầu hết các tuyến đường liên xã, liên ấp đều được bê tông rộng và đẹp.

Các công trình phúc lợi cũng được xây dựng khang trang, kiên cố với đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho nhân dân.

Có thể nói, công cuộc xây dựng NTM đã thổi một luồng khí mới đến với vùng quê Đại Thành, mang lại niềm vui cho người dân khi đời sống được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thành quả của việc xây dựng NTM là sự chung sức của toàn Đảng, toàn dân, người dân vui mừng vì được tham gia đóng góp.

“Bỏ công sức cùng chính quyền địa phương xây dựng NTM, tôi phần nào hiểu được những khó khăn vất vả cũng như cảm nhận được niềm vui và lợi ích từ việc làm này nên khi được công nhận và để niềm vui này trọn vẹn hơn, tôi và người dân nơi đây càng quyết tâm giữ vững”, ông Nguyễn Hoàng Nhựt ấp Đông An cho biết.

Đạt danh hiệu đã khó, giữ vững càng khó hơn. Vì thế địa phương luôn quan tâm và đề ra những chỉ tiêu cụ thể, hợp lý và triển khai thực hiện đồng bộ, có kiểm tra đánh giá để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng để cùng nâng chất lượng danh hiệu.

Đồng thời tăng cường công tác đánh giá khen thưởng định kỳ, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm