| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề cho LĐNT: 70 - 80% có việc làm sau đào tạo

Thứ Năm 08/07/2010 , 13:30 (GMT+7)

Đề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) với tổng kinh phí lên đến gần 26 ngàn tỷ đồng hướng tới mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động. Ðây cũng là một trong những nội dung quan trọng trọng thực hiện hiệu quả Nghị quyết TƯ7 về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn...

Đề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) với tổng kinh phí lên đến gần 26 ngàn tỷ đồng hướng tới mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động. Ðây cũng là một trong những nội dung quan trọng trọng thực hiện hiệu quả Nghị quyết TƯ7 về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.

>> Đề án đào tạo nghề cho LĐNT: Kết nối được ý Đảng, lòng dân

Cuối tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập BCĐ TƯ Đề án đào tạo nghề cho LĐNT do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban.

Theo lộ trình, đề án đào tạo nghề cho LĐNT chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến năm 2011 dạy nghề cho khoảng 800 ngàn người, đồng thời thí điểm đào tạo 50 nghề, riêng năm 2010 sẽ đào tạo cho khoảng 430 ngàn người, trong đó thí điểm các mô hình dạy nghề cho khoảng 18 ngàn người và đặt hàng các cơ sở, các trung tâm dạy nghề khoảng 12 ngàn người. Ðối tượng được tập trung đào tạo trước tiên là nông dân thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, nông dân bị thu hồi đất, ruộng nhằm chuẩn bị các điều kiện để triển khai đề án trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo.

Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ đào tạo nghề cho 5,2 triệu LÐNT; giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đào tạo cho khoảng 6 triệu LÐNT. Mục tiêu là tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi được đào tạo tối thiểu phải đạt 70-80%.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Dạy nghề cho LĐNT cần triển khai theo mục tiêu “6 có”, là: Có trường dạy nghề, có cơ sở vật chất, có chương trình đào tạo, có giáo viên, có chính sách cho người học và đặc biệt là có nhu cầu đặt hàng lao động của các DN, cơ sở sản xuất. Nếu không làm rõ nhu cầu đào tạo thì việc đào tạo sẽ không hiệu quả.
Trong những năm vừa qua, đạo tạo nghề cho LĐNT đã được quan tâm từ TƯ xuống địa phương, đặc biệt là những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm công nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát trong tổng số khoảng 1 triệu LÐNT được đào tạo thì chỉ có khoảng 3% số lao động này trực tiếp làm nông nghiệp và hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân được đưa ra là do giáo trình, thời gian đào tạo, kỹ năng đào tạo...của các cơ sở đào tạo nghề chưa tốt, không thu hút được nhiều nông dân tham gia.

Thống kê cho thấy, các cơ sở dậy nghề mọc lên rất nhiều nhưng hầu hết chỉ thu hút được người dân vào đào tạo mà không giải quyết được đầu ra cho LÐNT. Trong khi đó, ngay cả những LĐNT tìm kiếm được việc làm tại các KCN, các NM nhưng sau một thời gian làm việc đã không trụ được, hoặc không đáp ứng được đòi hỏi của công việc, LĐNT lại “cắp thúng” về quê.

Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, là cơ quan tham gia, Bộ NN-PTNT đang tích cực triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao. Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nhân lực trong nhân dân. Thứ hai là tham gia xác định và xây dựng các chương trình đào tạo. Thứ ba là tiến hành thí điểm việc đào tạo cho nông dân. Chủ trương là hàng năm sẽ đào tạo khoảng 1 triệu nông dân, trong đó khoảng 700 ngàn nông dân có nghề và chuyển sang làm những việc phi nông nghiệp, còn 300 ngàn ngừời sẽ tiếp tục làm nông nghiệp với trình độ phát triển cao hơn. Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với Bộ LĐ-TBXH đào tạo 300 ngàn nông dân mới và đây sẽ là lực lượng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trước thực tế đó, nhiều ý kiến từ các Bộ ngành TƯ và các địa phương cho rằng, để đào tạo nghề cho LĐNT đạt hiệu quả cao, cần phải giải quyết được vấn đề mấu chốt là chất lượng và phương pháp đào tạo phải được nâng cao.

Nội dung đào tạo, thời gian và cách thức đào tạo nghề phải được tính toán hợp lý. Với LĐNT, đào tạo không đơn thuần là đào tạo kỹ thuật mà phải đào tạo cho nông dân biết tìm hiểu thông tin, biết phân tích, biết đánh giá thị trường, biết bảo quản nông sản, có khả năng đào tạo cho nông dân khác…

Đồng thời, vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị XH cần phải được phân rõ trách nhiệm hơn, bảo đảm nông dân đi học nghề phù hợp với quy hoạch phát triển, sử dụng lao động tại địa phương, phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo nghề. Cần phải có đánh giá hiệu quả thường xuyên, không chỉ đào tạo xong là xong...

“Từ trước đến nay chủ yếu là các trường ĐH, CĐ, THCN thực hiện đào tạo cho nông dân, nhưng nay Bộ đang xây dựng và thí điểm phát huy hệ thống khuyến nông để đào tạo cho nông dân. Hiện nay cán bộ khuyến nông đã có ở tất cả các xã, tất cả các huyện đều có trạm khuyến nông và 63/63 tỉnh, TP đều có Trung tâm KN- KN, với một lực lượng gần 20 ngàn người, vì vậy chúng tôi thấy cần phát huy lực lượng này. Hiện Bộ NN- PTNT đang triển khai cung cấp thông tin về thị trường cho nông dân và đang xây dựng đề án để triển khai cụ thể về vấn đề này”- Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm