| Hotline: 0983.970.780

Diện chẩn chữa bệnh ở Cần Thơ

Thứ Ba 29/01/2013 , 09:32 (GMT+7)

Chủ yếu day ấn hơn 500 huyệt đạo trên mặt để chữa bệnh, diện chẩn ra đời đã mấy chục năm nhưng mới xuất hiện ở Cần Thơ.

Chủ yếu day ấn hơn 500 huyệt đạo trên mặt để chữa bệnh, diện chẩn ra đời đã mấy chục năm nhưng mới xuất hiện ở Cần Thơ, bởi ông Phan Văn Nga, một cán bộ của Cty Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ.

Kỳ diệu

Chục ngày trước, cô Nguyễn Thanh Tuyền ở phường An Bình (Ninh Kiều, Cần Thơ) bị liệt còn nằm một chỗ, nay đã đi được. Cô Tuyền 28 tuổi cùng chồng kể, cuối năm 2010, khi mang thai con trai đầu lòng, đột nhiên cô bị liệt nửa người. Chữa nhiều nơi không khỏi, cô lên Bệnh viện Chợ Rẫy nằm một tuần, bác sỹ chẩn đoán bị u não, bảo không thể chữa được và khuyên nên về lo mổ bắt con. Khi đó, thai đã 8 tháng, ngày 31/5/2011, cô mổ sinh con. Cô vẫn liệt nửa người nên con trai phải nuôi bằng sữa hộp. Đầu năm 2012, cô liệt toàn thân, uống thuốc Đông y bệnh thuyên giảm cho đến cách nay gần hai tháng, lại liệt toàn thân và uống thuốc Đông y không còn hiệu quả nữa. Cô vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu rồi bị trả về vẫn liệt toàn thân, hai tay co quắp, bất động.

Manh mối người quen mời được ông Phan Văn Nga ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đến day ấn huyệt, chỉ ngày đầu, ngón tay của cô cử động; sang ngày thứ ba cô đứng dậy và đến ngày thứ năm đi được vài bước. Chồng cô liền thuê nhà trọ gần nhà ông Nga, để được ông day ấn huyệt cho ngày ba lần. Trưa 20/1, ngày thứ 11, khi tôi đến nhà trọ thì cô Tuyền đã tự đi được ra cổng nhà trọ. Chồng cô phấn khởi: “Khi bị bệnh viện trả về, vợ tôi nằm co quắp một chỗ, chúng tôi đã nghĩ không còn cứu được. Mấy hôm nay, bà con trong ấp ra thăm, ai cũng ngạc nhiên”.

Cô Nguyễn Thị Hạnh ngoài Hà Nội vào chữa bệnh mất ngủ. Cô Hạnh 31 tuổi, thạc sỹ, giáo viên dạy toán ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, bị suy nhược thần kinh rồi mất ngủ. Bà con của cô Hạnh có người là tiến sỹ y khoa nhưng không chữa được. Cô Hạnh có bà dì ở Cần Thơ, thân với ông Nga, nên đưa cô vào chữa. Mới bốn ngày, cô ngủ được nhưng muốn lành bệnh nhanh, cô uống thêm thuốc ngủ và bệnh trở nặng hơn. Chữa bệnh bằng diện chẩn không được uống thuốc. Nay sang tuần thứ ba, cô ngủ được, người khỏe mạnh, đang tính trở về Hà Nội đón Tết.

Một số người khác ở phường Cái Khế, An Hội (Ninh Kiều, Cần Thơ), gần nhà ông Nga đã được ông chữa hết bệnh mất ngủ, nhức mỏi cơ thể…


Ông Phan Văn Nga dùng dụng cụ bằng sắt day ấn huyệt đạo cho một người bệnh

Tôi nhờ chữa bệnh

Ông Nga chỉ giúp người quen, không chuyên chữa bệnh, cũng chẳng tự giới thiệu. Quê ông ở xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh), trước kia làm việc ở Bến phà Cần Thơ, từ khi có cầu Cần Thơ thì chuyển sang Cty Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ. Tôi ngẫu nhiên mới biết ông chữa bệnh mấy ngày gần đây, liền nhờ giúp chữa bệnh thoái hóa hai đốt sống cổ và thoát vị hai đĩa đệm làm “phù nhẹ tủy vùng mức”. Bị đã lâu, đến mức quay đầu khó khăn, tôi đi chụp cộng hưởng từ ra kết quả trên.

Trưa 20/1, ông Nga day ấn huyệt cho tôi. Ông dùng dụng cụ bằng sắt, dí vào một số huyệt trên mặt, sau đó đốt nhang ngải cứu hơ vào. Dụng cụ sắt chọc hơi khó chịu, hơ nhang nóng nhói. Ông Nga bảo “huyệt đạo hút hơi nóng vào đấy”. Trưa đó, tôi ngủ một giấc ngon, tối cũng ngủ ngon. Hôm sau day ấn tiếp, gáy và cổ vẫn còn đau nhưng có giảm, cảm thấy thanh thoát dễ thở.

Đồng nghiệp của tôi, chị Trần Khánh Linh là Trưởng phân xã Cần Thơ của TTX Việt Nam bị bệnh khó ngủ đã nhiều năm. Nghe tin, chị cũng nhờ ông Nga day ấn huyệt, mới vài lần và chị cho biết vào giấc ngủ dễ hơn tuy về sáng vẫn thức giấc và trằn trọc. “Phải vài tuần mới lành và một ngày nên day ấn hai hoặc ba lần”, ông Nga nói. Nhưng ông vẫn đi làm ở cầu Cần Thơ, chỉ tranh thủ sáng, trưa và tối, chữa lại không lấy tiền thì chúng tôi ái ngại. Ông cười từ tốn, đừng ngại gì cả, cô Tuyền ở nhà trọ thì vợ chồng ông còn giúp việc ăn uống.

Hữu duyên

Ông Nga kể, ông vốn không tin diện chẩn. Năm 2010, cha của ông 81 tuổi, bị u hạch ác tính, đưa lên Bệnh viện Ung bướu ở TP Hồ Chí Minh để mổ, nằm chung phòng với một ông già trạc tuổi quê ở Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh). Người bệnh đông, nằm chờ quá lâu và con của ông già Hóc Môn phong thanh diện chẩn liền rủ ông Nga đưa cha đi nhưng ông Nga từ chối. Sau đó, cha của ông Nga được mổ, về nhà 8 tháng sau thì qua đời, đúng 29 Tết 2011. Trong lúc, ông già ở Hóc Môn u hạch teo đi, sống khỏe mạnh đến nay.

Ông Nga đi thăm, ngạc nhiên và sẵn cơ thể đang bị cao áp huyết, nên xin học với thầy Huỳnh Văn Phích việc chữa bệnh cao áp huyết. Học hai giờ, về nhà ông Nga soi gương để tự day ấn huyệt cho mình, bệnh cao áp huyết giảm và sau một tháng thì hết. Ông Nga khăn gói lên TP Hồ Chí Minh, đóng 300.000 đồng, học thêm cách chữa các bệnh khác.

Diện chẩn chữa bệnh là xem khuôn mặt một con người như toàn bộ cơ thể của người đó. Chẳng hạn tượng tưởng, đem hình dáng cả tấm lưng áp vào khuôn mặt, lưng đau ở đâu thì day vào điểm tương ứng trên khuôn mặt gọi là huyệt. Đại tá, bác sỹ Hoàng Xuân Thục, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9) từng nghiên cứu một số người bệnh của ông Nga, giải thích, cơ thể sinh bệnh có thể do huyệt không thông hoặc lâu ngày bị lu mờ không hoạt động, day ấn để khai thông, kích cho hoạt động trở lại đảm bảo cơ thể cân bằng âm dương. Nên diện chẩn không dùng thuốc.

Cũng như mọi trường phái chữa bệnh, lý thuyết là mênh mông, ứng dụng chữa bệnh cho từng con người cụ thể còn mênh mông hơn nữa. Ông Nga kể, như hữu duyên đến với ông và ông vẫn say mê nghiền ngẫm, vẫn thấy rất mênh mông. Thầy của ông Nga có động viên ông nghỉ viên chức để chuyên chữa bệnh cứu người nhưng ông chưa nghe theo, chỉ tranh thủ chữa bệnh cho người quen biết.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm