| Hotline: 0983.970.780

Điên đầu về phí, tính chuyện... bán ô tô

Thứ Tư 28/03/2012 , 07:30 (GMT+7)

Phí Hạn chế phương tiện cá nhân sẽ được áp thu trong thời gian tới khiến những người đang có ô tô canh cánh nỗi lo.

“Suốt 10 năm vợ chồng tôi phấn đấu, dành dụm để mua ô tô. Chúng tôi đã nghĩ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi thỉnh thoảng được vi vu trên chiếc xe của mình về quê nội, quê ngoại. Vậy mà nỗi lo nộp phí khiến chúng tôi trăn trở: Hay là bán xe?”.

Phí Hạn chế phương tiện cá nhân, phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm và phí bảo trì đường bộ theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ được áp thu trong thời gian tới. Liên quan tới loại phí này là những trăn trở của những người đang sở hữu phương tiện giao thông được gọi là cá nhân, canh cánh nỗi lo kiếm tiền đâu “nuôi” xe, hay bán xe để tránh phí?

Trăn trở vì các loại phí

 Anh Linh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Suốt 10 năm vợ chồng tôi phấn đấu, dành dụm để mua ô tô. Chúng tôi đã nghĩ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi thỉnh thoảng được vi vu trên chiếc xe của mình về quê nội, quê ngoại. Vậy mà nỗi lo nộp phí khiến chúng tôi trăn trở… Hay là bán xe?”.

Có ít nhất 3 khoản phí cứng sắp áp thu đối với ô tô

“Vợ chồng tôi không có nhu cầu đi hàng ngày ở Hà Nội mà mua xe vì muốn có phương tiện để chủ động mỗi lần từ Hà Nội về quê Phú Thọ dịp giỗ chạp hay lễ Tết thôi. Vậy mà bảo tôi phải đóng 1 năm mấy chục triệu tiền phí Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân thì quả là vô lý quá. Còn phí bảo trì đường bộ, tôi cũng đồng ý xe đã lăn bánh trên đường là phải đóng phí, nhưng đi ít cũng phải đóng như đi nhiều, xe gia đình cũng như xe kinh doanh, đánh đồng mức phí thì khổ cho người dân.

Dành dụm, tích cóp mãi, mua xe vẫn còn đang trả góp chưa xong, thế mà có xe rồi lại phải đóng nhiều phí như thế này thì vợ chồng tôi không “nuôi” nổi xe. Chúng tôi đang tính xem có nên bán không, nhưng nhiều khả năng là phải bán thôi. Vậy là tiêu tan giấc mơ xế hộp!” - anh Linh chia sẻ.

Không giống như trường hợp của anh Linh, anh Hòa (ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) đã có xe ô tô từ 2 năm nay và đang định mua cho vợ 1 chiếc Kia Morning để vợ đi cho chủ động. Đâu ngờ giờ đây hàng loạt các loại phí treo lơ lửng trên đầu khiến anh phát oải. Anh Hòa cho biết, bình thường đi xe ô tô đã phải gánh đủ loại tiền, như phí gửi xe, xăng dầu đi lại, phí đi đường, phí bảo trì sửa chữa… Anh Hòa tính trung bình chiếc xe Santafe của mình hiện đã "ngốn" hết 12 triệu/tháng.

“Hiện nhà tôi đang ở trung tâm thành phố, bây giờ ngành chức năng đặt ra phí nọ phí kia tức là tôi sẽ phải nộp tiền đi về nhà mình trong giờ cao điểm và nộp thêm vài chục triệu đồng tiền phí Hạn chế xe cá nhân để được đi xe của mình. Tôi nhẩm tính tổng cộng các loại phí trong 1 năm, chỉ riêng “nuôi” ô tô đã mất tới 70-80 triệu đồng. Tôi sẽ không mua xe mới cho vợ nữa và có thể còn phải bán cả chiếc ô tô đang đi để mua xe máy” - anh Hòa cho biết.

Ô tô “bay” về quê và cuộc chạy đua đăng kiểm

Không nhắc tới những nhà kinh tế khá giả khi sở hữu tới mấy chiếc ô tô, nhóm các gia đình có thu nhập trung bình ở Hà Nội những năm gần đây cũng cố sắm ô tô theo hướng chọn xe cũ hoặc xe rẻ tiền. Giá xe có thể chỉ nhỉnh hơn chiếc xe máy cao cấp nhưng có thể giúp cả gia đình mấy người di chuyển tiện lợi khi đi xa hoặc trong điều kiện thời tiện bất lợi. Nay 3 thứ phí sắp đổ vào “đống sắt biết đi” ấy khiến những chủ nhân điên đầu.
 
Người dân với nhiều nỗi niềm trăn trở thường trực vì phí

Chị Nguyễn Thị Bắc (ở huyện Từ Liêm) bộc bạch: “Vợ chồng tôi mua cái xe Matiz cổ lỗ sĩ cũ đã qua 2-3 đời chủ xe, người bạn bán lại giá hữu nghị có 80 triệu đồng. Tiếng là có ô tô nhưng vợ chồng tôi chỉ dùng khi về quê, đi viện hoặc có công việc gấp ở xa chứ đâu dám đi nhiều. Tiền đâu mà đổ xăng. Vậy mà gần đây Bộ GTVT công bố hàng loạt loại phí, cái xe cũ kỹ của mình sắp phải cõng đủ thứ tiền làm vợ chồng tôi lo sốt vó”.

Trong lúc căng thẳng như thế, vợ chồng chị Bắc vừa muốn giữ ô tô vừa muốn “trốn” phí nên đã nảy ra “chiêu độc” là: Mang ô tô về quê. “Quê tôi ở Ninh Bình, ở tỉnh đi ô tô thoải mái mà không phải nộp phí vào trung tâm, thôi đành mang xe về quê vừa được tiếng lại vừa đỡ được khối tiền thuế phí. Cứ để ở quê thỉnh thoảng về thì sử dụng, còn ở Hà Nội khi cần thì gọi taxi cho nhanh. Tôi nghĩ chắc không còn cách nào tốt hơn thế nữa.” - chị Bắc cho hay.

Hình thức thu phí mà Bộ GTVT đang đề xuất thực hiện là thu qua đầu phương tiện, đối với ô tô là qua các kỳ đăng kiểm phương tiện cơ giới, điều này tức là tất cả ô tô dù đi ít cũng phải nộp phí như đi nhiều. Và điều này cũng được chính Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận rằng: Theo nguyên tắc thì đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu, nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó.

Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi phí bảo trì chính thức áp thu từ ngày 1/6 như dự định của Bộ GTVT thì một công cuộc đăng kiểm trước thời hạn được cho là sẽ tốn nhiều công sức của chủ xe sẽ diễn ra nhằm mục đích “né phí”, bởi đăng kiểm sớm thì chủ phương tiện sẽ tránh được việc nộp phí ít nhất là trong giai đoạn thu phí đầu tiên!?
 
Hạn chế phương tiện, tiến tới cấm xe máy bằng phí, vậy người dân sẽ đi bằng gì?

Lãnh đạo Bộ GTVT đã trả lời rằng mục tiêu của phí Hạn chế phương tiện cá nhân nhằm chống ùn tắc và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bởi thế ngoài ô tô, xe máy cũng là đối tượng phải nộp phí Hạn chế phương tiện cá nhân ở mức thấp hơn là từ 500 - 1 triệu đồng. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ người dân, người sử dụng xe máy mà chính giới chuyên môn trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng cho rằng việc thu phí hạn chế phương tiện đối với xe máy là bất hợp lý, bởi xe máy không phải là thủ phạm gây ùn tắc giao thông.

Hạn chế xe cá nhân và tiến tới cấm xe máy. Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và trong 5-10 năm nữa, xe máy vẫn đang là phương tiện giao thông chủ yếu, cùng với gánh nặng phí dồn lên ô tô, thì sau sự hạn chế và lệnh cấm xe - người dân sẽ đi bằng gì? Câu hỏi này dư luận đang chờ Bộ GTVT và các ngành chức năng trả lời môt cách thỏa đáng.

Theo Dân trí

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm