| Hotline: 0983.970.780

Diện tích sắn nhiễm rệp sáp bột hồng giảm mạnh

Thứ Năm 01/10/2015 , 07:11 (GMT+7)

Cách đây 3 tháng, rệp sáp bột hồng lân lan ra toàn tỉnh Phú Yên gây hại 337 ha sắn, hiện giảm còn 200 ha. Các chuyên gia nhận định, thời gian đến thời tiết có mưa, diện tích sắn bị nhiễm sẽ giảm mạnh.

Những ngày này, đi dọc theo tuyến đường từ xã Ea Bá về xã Ea Bia (huyện Sông Hinh), hai bên đường là những đồi sắn xanh mượt.

Ra thăm đồi sắn sau nhà, ông Y Rú ở xã Ea Bá vui mừng nói: "Sắn nhà tôi lúc mới trồng bị nhiễm rệp sáp bột hồng một chòm sau đó lây lan cả rẫy. Tôi đi tập huấn phòng trừ rệp sáp bột hồng về tiến hành cắt bỏ chỗ bị xoăn đọt gom lại đốt, đồng thời vận động những người xung quanh làm như vậy sau một thời gian, giờ đây sắn phát triển bình thường trở lại".

Còn ông Y Bom, ở xã Ea Bia  cho hay, ông trồng 4. 000 m2 sắn trước nhà, ban đầu lá bị xoăn đọt, vàng lá, không phát triển được. Ông bẻ đọt chất đống để đốt. Hiện sắn không bị rệp sáp bột hồng gây hại nữa, lá xanh tươi trở lại. Sắp đến sẽ thu hoạch cho thu nhập khoảng 8 triệu đồng.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Thời gian qua, rệp sáp bột hồng gây hại 137 ha tại hầu hết các vùng trồng sắn trong huyện. Trước tình hình đó, huyện tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và yêu cầu các địa phương tiêu hủy kịp thời, tránh lây lan.

Hiện các vùng trồng sắn trong huyện chỉ còn 11 ha nhiễm nhẹ rệp sáp bột hồng, số diện tích dưới nhiễm đã ra lá non xanh tươi.

Tại vùng trồng sắn của xã An Hải, An Xuân (huyện Tuy An), hiện cây sắn cao gần 1 m, nông dân tập trung làm cỏ, bón phân. Năm ngoái, đây là vùng đầu tiên trong tỉnh bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng.

Tại huyện Đồng Xuân, vụ sắn 2015-2016, ban đầu rệp sáp bột hồng gây hại 0,7 ha tại xã Xuân Quang 3. Đến cuối tháng 7, lây lan ra các vùng trồng sắn của xã Xuân Lãnh, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, với diện tích lên đến 140 ha.

Theo nhận định của Chi cục BVTV Phú Yên, thời gian đến diện tích bị nhiễm rệp sáp bột hồng có xu hướng giảm mạnh. Một số diện tích nhiễm vẫn còn dấu vết bị hại nhưng cây đã ra đọt non và lá mới.

Nông dân đã ra quân tiêu hủy, hiện rệp sáp bột hồng chỉ còn gây hại  21 ha. Số diện tích sắn đã hồi phục, bà con bón phân chăm sóc, hiện cây sắn đang giai đoạn ra củ.

Theo tính toán của nhiều người trồng sắn, nếu sắn phát triển bình thường đến vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí lãi 20 - 25 triệu đồng/ha, nếu bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng thì sắn mất trắng năng suất. Nay bệnh đã giảm, người trồng lấy lại tiền tỷ.

Đầu tháng 6/2015, trước tình hình rệp sáp bột hồng lây lan nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Sở NN-PTNT Phú Yên điều tra, khoanh vùng nơi có ổ dịch; hướng dẫn nông dân tiêu hủy, phòng trừ.

TS. Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, ngay sau khi tỉnh chỉ đạo, Sở đã tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng. Mời chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) đến Phú Yên truyền đạt một số nội dung về bệnh rệp sáp bột hồng như đặc điểm sinh học, triệu chứng gây hại, con đường lây lan và các biện pháp phòng trừ.

Đồng thời khuyến cáo các địa phương phối hợp với ngành chức năng của huyện khoanh vùng ổ dịch; tổ chức tiêu hủy đúng quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh.

Sở cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thuộc sở chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng phối hợp cùng Trạm BVTV khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh.

Nhờ làm tốt khâu tuyên truyền ngăn chặn lây lan từ đầu, cộng với thời tiết thuận lợi (có mưa) nên hiện nay rệp sáp bột hồng giảm mạnh.

Xem thêm
1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất