| Hotline: 0983.970.780

Dựng thành biên cương

Thứ Năm 24/01/2013 , 10:12 (GMT+7)

Trên thế giới hiếm có một đường biên giới nào được xây đắp, tô thắm bằng tình hữu nghị anh em đặc biệt như tuyến biên giới Việt-Lào.

Trên thế giới hiếm có một đường biên giới nào được xây đắp, tô thắm bằng tình hữu nghị anh em đặc biệt như tuyến biên giới Việt-Lào. Ở vùng biên viễn phía Tây ấy những cột mốc chủ quyền thiêng liêng đã mọc lên đường bệ như những bức tường thành vĩnh cửu khẳng định sự toàn vẹn của lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.

Trong hàng triệu chúng ta có mấy ai vinh dự được giao trọng trách đi dựng thành biên cương Tổ quốc. Công việc tuy gian nan, vất vả nhưng đầy tự hào.

Đã bốn mùa xuân trôi qua kể từ ngày tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt-Lào mà Hùng vẫn chưa quên được hình ảnh cô gái Lào dẫn anh vượt suối tìm đường về vị trí cắm mốc. Hôm ấy Hùng đi lấy nước nấu cơm cho đơn vị chẳng may giữa rừng rậm thâm u khiến anh không tài nào nhớ đường cũ trở về. Anh đi mãi sang tận bản Lào, bà con biết anh là cán bộ Việt Nam nên tận tình giúp đỡ. Cô gái Lào xung phong dẫn đường đưa anh về đến đơn vị cũng là khi mọi người đang chia nhau nháo nhác đi tìm anh. Kể từ đó hai người bắt đầu bén duyên với nhau. Tình yêu của họ như cổ tích vậy. Cho đến bây giờ kể lại câu chuyện thú vị này Hùng vẫn nhớ nhất là những hôm anh hát tặng cô bài hát "Chiều biên giới" (thơ Lò Ngân Sủn, nhạc Trần Chung). Giai điệu và ca từ của bài hát da diết, đầy xúc động.


Thủ thướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường đến thăm cột mốc đại 605

Mùa xuân biên giới hoa sở nở trắng rừng. Rồi cái lạnh tê người ập về, nhưng vẫn không ngăn được bước chân của các thành viên đội đi dựng thành biên cương. Trong trái tim của các anh không còn chỗ cho những bồn chồn nhớ nhà khi xuân về, Tết đến, mà phía trước là biên giới, là máu thịt của dân tộc. Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Biên giới tỉnh Quảng Trị, người từng đi cùng đoàn kể, trong hành trình cắm mốc khó nhất, gian nan nhất là đi tìm vị trí thực địa chính xác, được thể hiện bằng những cái chấm li ti trên bản đồ hai nước, nằm ở đâu trên những đỉnh Trường Sơn cao vời vợi. Mái đông Trường Sơn là đất Việt Nam, mái tây Trường Sơn là đất Lào.

Hôm ấy chúng tôi ở lại giữa rừng cùng đoàn. Đêm xuống núi đá rét ù tai, mọi người ai cũng mong trời sáng mau. Vậy mà mới năm giờ sáng bình minh đã lấp lánh trong sương rọi xuống những ngọn núi, màn sương trắng đục phủ lên núi rừng. Ai nấy đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ lạ của thiên nhiên nơi miền biên thùy diễm lệ. Trên tuyến biên giới Quảng Trị và tỉnh Savannakhet, tỉnh Salavan của Lào có 62 vị trí mốc/68 cột mốc được tăng dày, tôn tạo. Nhiều vị trí nằm trên đỉnh núi, có đỉnh cao hơn 1.000m. Anh Trần Văn Vĩnh ở Cty Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị, người suốt bốn năm sống giữa rừng biên giới để dựng thành biên cương kể rằng, ở vùng biên giới địa hình vô cùng hiểm trở. Tầng tầng, lớp lớp núi cao, dựng đứng, mây trắng như ngang trên đầu. Thác thì sâu hun hút, sông suối chia cắt nhiều khúc, còn chảy ngược.

Trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ Đông nắng Tây mưa ấy, anh Vĩnh cùng anh em trong đội ngày đêm âm thầm "cõng" đá lên non cao để xây tường thành vĩnh cửu cho Tổ quốc. Anh em ai cũng hiểu đi cắm cột mốc là công việc hết sức thiêng liêng. Cột mốc được làm bằng đá garanit, có trọng lượng từ 150 đến 500 và 1.000 kg, các cột mốc đại 1.500 kg. Quá trình di chuyển những khối đá garanit lên độ cao phải không được để bất kỳ sự cố nào làm trầy, xước, sứt mẻ cột mốc. Để đưa được cột mốc nặng hàng ngàn cân lên độ cao ngàn mét, những người công nhân của Cty Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, chưa kể đến những nguy hiểm thường trực. Những ngày tháng ở miền xuôi đang còn nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền thì biên giới vào mùa khô hanh nên các anh phải tận dụng điều kiện thời tiết này để chuyển mốc. Từng ngày dài cần mẫn di chuyển cột mốc nhích lên từng mét một giữa rừng già để đến được chân núi.


Phá đá để dựng cột mốc ngay trên đỉnh núi

Từ chân núi leo lên đỉnh cắm mốc đi bình thường cũng hết 6 đến 7 giờ đồng hồ, có khi vài ngày đường leo núi. Nhưng khó nhất là vận chuyển đưa cột mốc lên vị trí cần cắm đúng tọa độ. Núi dựng đứng, mây trắng bao quanh không thể đưa mốc lên được, thuê voi của bà con ở Lào gùi lên, nhưng voi cũng không đi được. Các anh không nao núng. Họ đã tự chế ra máy tời để nâng cột mốc lên từng đoạn, từng đoạn một. Trong suốt quá trình đó dường như ai cũng nín thở chờ giây phút cột mốc thiêng liêng chạm vào phần đất được chọn để mốc cắm xuống, ôm đất Tổ quốc vào lòng. Vậy là từ đỉnh núi cao này đến đỉnh núi cao khác lần lượt được các anh chinh phục. Các anh luôn xác định đi cắm mốc là không được phép lấn sang của bạn một tấc đất nào, nhưng nếu không cẩn thận để mất một tấc đất của ông cha ta dày công gìn giữ hàng ngàn năm, là có tội với tổ tiên.

Cột mốc đưa đến đâu lán trại của công nhân theo đến đó. Lán chật chội, thiếu thốn. Không có nước anh em phải hứng nước mưa để nấu ăn. Từng bát gạo, gáo nước được anh em nâng niu, bảo quản quý báu vô cùng. Thức ăn đạm bạc chỉ có cơm, nước mắm với vài miếng thịt muối và mấy miếng cá khô xé nhỏ. Mỗi tuần anh em thay phiên nhau cử 2 người xuống núi gùi hàng, được khoảng 40kg thực phẩm.

Công đoạn dựng lán trại để ở, tập kết cột mốc đúng vị trí chỉ là một phần nhỏ. Để dựng mỗi cột mốc đứng vững vàng cần phải có một lượng cát, sạn, xi măng, sắt thép gần 15 tấn nữa. Rồi đôi vai, bàn tay của những người con đất Việt, và những người con bản Lào lại cùng nhau vận chuyển hàng trăm tấn vật liệu lên những đỉnh núi xa hun hút để tiến hành dựng mốc.


Thành biên cương Tổ quốc vững chắc hơn khi có thêm nhiều cột mốc được dựng lên giữa núi rừng

Dịp Tết năm trước, trong khi chiến dịch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đang được tiến hành khẩn trương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị lên thăm cột mốc đại 605 vừa được cắm ở Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo-Đensavan và động viên anh em làm nhiệm vụ, mọi người như quên hết nhọc nhằn. Bên cột mốc chủ quyền của Tổ quốc, Thủ tướng tự hào vì những đóng góp của Quảng Trị trong quá trình xây dựng và bảo vệ biên cương để góp phần khẳng định sự toàn vẹn của lãnh thỗ Việt Nam.

Có lẽ ấn tượng nhất trong hành trình đi dựng thành biên cương của các anh là hôm đi cắm mốc 612 ở xã Pa Tầng. Riêng thời gian vận chuyển cột mốc, gùi cõng từng kg cát, sạn, xi măng lên vị trí được chọn mất 20 ngày. Khi lên đến đỉnh núi thì gặp mưa lũ bao vây, gạo hết ăn, các anh phải ăn rau rừng thay cơm. Muốn đi lấy nước ngọt phải lội rừng 12 km mới gùi được một bon nhựa. Bà con bản Lào tốt bụng đã mang gạo nếp đến tiếp tế cho anh em làm nhiệm vụ ăn qua ngày đợi chi viện từ ngoài vào.

Trời mưa suốt ngày, sên, vắt, rắn, rít khắp nơi, chúng bò vào lán trại để tìm hơi ấm. Ngày làm việc mệt nhọc nên đêm nằm xuống là ngủ sâu, không hay biết gì. Thế mới có chuyện ai nghe cũng ớn lạnh cả người. Sáng ấy anh Dương Công Điểu sau khi ngủ dậy đã thấy một con rắn lục bị mình nằm đè cho bẹp dí cái đầu. Thì ra con rắn lục chui vào chăn của các anh, nhưng không may rắn bị người đè cho đến chết trước khi nó chưa kịp hành động. Khi mọi người hiểu ra chuyện thì ai nấy cũng xuýt xoa, rùng mình nhưng rồi quên ngay vì phải lao vào công việc.

Nhưng còn bất ngờ hơn nữa là suốt thời gian đào hố thi công cột mốc 612 trời luôn mưa tầm tã. Tối hôm trước thời điểm dựng mốc, anh Vĩnh thắp hương khấn giang sơn, trời đất và những tiền nhân đi mở nước, xin phù hộ có được buổi trời khô ráo vào sáng hôm sau để các anh hoàn thành công việc. Suốt đếm hôm ấy trời vẫn cứ mưa, các anh lo lắng vô cùng, không ai ngủ được. Rồi đến 5 giờ sáng thì trời bắt đầu tạnh mưa cho đến trưa, vừa đủ thời gian các anh dựng cột mốc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm