| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng trên một số giống lúa

Thứ Sáu 11/08/2017 , 08:41 (GMT+7)

Hiện nay, các trà lúa xuân chính vụ của Hà Giang đang giai đoạn đứng cái làm đòng, các trà lúa xuân muộn đang giai đoạn đẻ nhánh rộ.

Ruộng lúa nhiễm bệnh

Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV Hà Giang, trên một số giống lúa lai như Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Việt lai 20, T- H 3- 3… đang xuất hiện bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng. Tỷ lệ bệnh hại trung bình từ 40 - 45% (bệnh cấp 3 - 5), cao từ 75 - 80% (bệnh cấp 5 - 7). Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại trên các giống nhiễm ở hầu hết các huyện, TP trong tỉnh. Đặc biệt, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng tại các huyện trọng điểm lúa có điều kiện thâm canh cao như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và Bắc Mê…

Trước tình hình phát sinh, gây hại của bệnh đốm sọc vi khuẩn trên các trà lúa xuân, Chi cục BVTV Hà Giang đã chỉ đạo các Trạm cần tăng cường bám sát đồng ruộng, nắm bắt diễn biến của bệnh đốm sọc vi khuẩn trên các trà lúa để chỉ đạo, hướng dẫn người dân phun thuốc phòng trừ kịp thời, không để bệnh đốm sọc vi khuẩn gây thành dịch trên diện rộng.

Để trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn, có thể dùng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Xantocin 400 WP, Xanthomix 20 WP, Nevo 330 EC, Tilt Super 300 EC… nồng độ từ 0,15 - 0,2%. Đối với những ruộng lúa bị bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng, cần phun kép lại sau thời gian từ 7 - 10 ngày.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.