| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm sọc vi khuẩn

Thứ Sáu 28/09/2007 , 14:54 (GMT+7)

Bệnh đốm sọc vi khuẩn là một trong những loại bệnh gây hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng lúa của Việt Nam. Bệnh nặng gây cháy lá, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

- Triệu chứng: là những vết đốm sọc trên lá lúa, có thể ở chóp lá, mép lá hoặc hoặc trên phiến lá. Lúc đầu vết bệnh có màu lục, trong mờ, ranh giới rõ, gọn sau đó có màu nâu sẫm. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau trên phiến lá làm cho lá bị vàng khô. Vào buổi sáng sớm hoặc những ngày có thời tiết ẩm, dễ dàng nhìn thấy những giọt dịch màu nâu vàng ở mặt dưới lá trên những đốm sọc.

- Nguyên nhân gây bệnh: do vi khuẩn Xanthomonas traslucens gây nên.

Qui luật phát sinh gây hại: vi khuẩn lây lan qua gió, mưa, côn trùng, xâm nhập gây bệnh qua lỗ khí khổng hoặc qua vết thương cơ giới. Vi khuẩn tồn tại trên tàn dư cây bệnh và là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.

Vụ xuân bệnh thường xâm nhiễm vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Vụ mùa có thể gây hại ngay từ khi lúa đẻ nhánh trên những giống lúa có bản lá rộng, ở những ruộng bón nhiều phân đạm, những năm mưa bão nhiều, thời tiết ấm và ẩm ướt bệnh phát sinh và gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Gieo trồng các giống lúa kháng bệnh.

+ Chăm sóc bón phân hợp lý, khi ruộng lúa bị bệnh nên rút bớt nước và không được bón đạm.

+ Rắc tro bếp, bồ hóng và vôi bột có thể hạn chế khả năng phát triển của bệnh.

+ Sử dụng các loại thuốc sau để phun khi bệnh phát sinh nhẹ: Bactocide 12 WP, Sasa 20 WP, Xanthomic 20 WP theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Th.S Nguyễn Thị Ly

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất