| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế của tàu sân bay Nga vừa triển khai tới Syria

Thứ Hai 17/10/2016 , 19:46 (GMT+7)

Dù trang bị một loạt chiến đấu cơ nâng cấp và vũ khí uy lực, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga gặp nhiều vấn đề về nhân sự và hệ thống lạc hậu.

Tàu sân bay Đô đốc Kunetsov của hạm đội Phương Bắc Nga. Ảnh: TASS.
Tàu sân bay Đô đốc Kunetsov của hạm đội Phương Bắc Nga. Ảnh: TASS.
 

Nga vừa điều cụm tàu sân bay chiến đấu Hạm đội phương Bắc do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đến Đại Tây Dương và Địa Trung Hải để tham gia cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), theoTASS.

Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất hiện nay trong biên chế hải quân Nga, được đóng năm 1985, dài 306 m, rộng 75 m, lượng giãn nước 60.000 tấn, tầm hoạt động tối đa trên 15.000 km với thủy thủ đoàn 1.960 người. Năm 2012, tàu được đại tu tổng thể và hiện đại hóa trước lần triển khai đến Địa Trung Hải.

Dàn chiến đấu cơ trên boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov gồm tiêm kích hạm ưu thế trên không Su-33, tiêm kích nâng cấp Mig-29KR, cường kích Su-25UTG và các trực thăng săn ngầm Ka-27/Ka-29, trực thăng chiến đấu và trinh sát Ka-52K.

Ngoài dàn chiến đấu cơ uy lực, tàu Đô đốc Kuznetsov còn được trang bị 12 bệ phóng tên lửa hành trình diệt hạm Granit, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal 4 mô đun, 192 tên lửa và hệ thống vũ khí tầm gần Kortik 8 nòng, 256 rocket và 48.000 viên đạn.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, dù sở hữu các hệ thống vũ khí hiện đại như vậy, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đến giờ mới được triển khai tham chiến chống IS bởi các vấn đề về đội ngũ phi công tác chiến và hệ thống lạc hậu trên tàu.

Các chuyên gia phân tích chuyên về quân đội Nga đều cho rằng huấn luyện phi công là một điểm yếu của lực lượng không quân thuộc hải quân nước này.

"Vấn đề chính với Mig-29K Nga hiện nay là không có phi công huấn luyện bài bản chứ không phải bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào", Mikhail Barabanov, một chuyên gia nghiên cứu ở Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Nga (CAST), nói.

Không đoàn trên tàu sân bay Kuznetsov được cho là gồm 10 tiêm kích Su-33 Flanker-D và 4 tiêm kích đa nhiệm Mig-29KR, tuy nhiên Mike Kofman, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quân sự Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA), hoài nghi về việc Nga có đủ 14 phi công lái các tiêm kích hạm này.

Dàn tiêm kích hạm Su-33 Flanker-D trên tàu Kuznetsov. Ảnh: Sputnik.
Dàn tiêm kích hạm Su-33 Flanker-D trên tàu Kuznetsov. Ảnh: Sputnik.
 

Trong trường hợp không đoàn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được biên chế đủ phi công và chiến đấu cơ, một vấn đề khác mà họ gặp phải là khả năng không kích chính xác mục tiêu bằng thiết bị ngắm hiện đại.

Tiêm kích hạm Su-33 được cho là có thể ném bom chính xác nhờ thiết bị ngắm mục tiêu Gefest SVP-24 đang được sử dụng trên chiến trường Syria. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng SVP-24 vẫn không thể biến các quả bom không dẫn đường của Nga đạt đến khả năng như Vũ khí Dẫn đường Chính xác (PGM).

Tiêm kích Mig-29KR có khả năng mang theo vũ khí PGM như bom dẫn đường chính xác KAB-500 và tên lửa diệt hạm X-35 hoặc tên lửa chống bức xạ Kh-31P. "Tuy nhiên, không chắc là phi công tiêm kích Mig-29KR được huấn luyện sử dụng các vũ khí này", Barbanov nói.

Các chuyên gia cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả tác chiến của tàu sân bay lạc hậu sử dụng các công nghệ từ thời Liên Xô này. Các tiêm kích hạm hiện đại của Nga trên tàu Kuznetsov vẫn phải sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu thay vì máy phóng, khiến chúng không thể mang đủ tải trọng vũ khí.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng hoài nghi về kinh nghiệm chiến đấu mà Nga thu được từ đợt triển khai đến Syria. "Đây không thể gọi là chiến đấu mà chỉ là kinh nghiệm tiến hành không kích ở không phận không gặp thử thách nào, giống như hàng không mẫu hạm Mỹ được sử dụng trong 25 năm qua", Dmitry Gorenburg, chuyên gia Nga tại CNA, cho hay.

Theo giới phân tích, sau khi triển khai đến Syria, tàu Kuznetsov sẽ được đại tu và nâng cấp đáng kể như động cơ và các hệ thống động cơ đẩy, khoang chứa máy bay, cùng mọi thứ liên quan đến các hoạt động máy bay trên boong.

Trong bối cảnh nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn như hiện nay, triển vọng chế tạo tàu sân bay thay thế tàu Kuznetsov là khá xa vời và nhiều khả năng đây vẫn sẽ là tàu sân bay duy nhất của Nga trong nhiều năm tới, Majumdar nhấn mạnh.

VnExpress

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm