| Hotline: 0983.970.780

Hóa giải các vụ tranh chấp, đình công: Phải có “thầy thuốc” tài giỏi

Thứ Năm 21/04/2011 , 10:18 (GMT+7)

Nhiều vụ tranh chấp xảy ra phần lớn từ các doanh nghiệp có nhiều công nhân làm ca, kíp như may mặc, da dày (Ảnh có tính minh họa)

“Phần lớn các vụ tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp đều bỏ qua hòa giải mà khiếu nại thẳng lên cơ quan nhà nước đã khiến cho sự việc càng trở lên phức tạp hơn. Thậm chí, quyền lợi của người lao động cũng không được bảo vệ” - Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH Phạm Minh Huân cho biết tại “Hội thảo ba bên thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp lao động ngoài tòa án ở Việt Nam" tổ chức ngày hôm qua 20/4 tại Hà Nội.

Nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ lao động càng có nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Vì vậy, từ năm 1995 đến nay, Bộ luật Lao động VN đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, từ năm 1995 đến nay xảy ra hàng vạn cuộc tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp tập thể đã được giải quyết thông qua hòa giải cơ sở hoặc phán quyết của Tòa án Lao động. Tuy nhiên, phần đông vụ giải quyết tranh chấp cá nhân đã ra thẳng Tòa án, còn tranh chấp tập thể thì chọn hình thức phản đối, không làm việc.

“Bệnh” ngày càng đa dạng

Nếu ví những cuộc tranh chấp là “bệnh” của doanh nghiệp thì “thầy thuốc” chính là những hòa giải viên. Ông Phạm Công Bảy, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Tòa Lao động (Tòa án Nhân dân tối cao) cho biết, tính chất, nội dung các vụ tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Nếu như sau năm 1995, đến Tòa án chủ yếu là tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì những năm gần đây, các tranh chấp chủ yếu là tiền công, phúc lợi, bảo hiểm xã hội hay bồi thường thiệt hại do lao động mang lại.

 Cụ thể: năm 2007: 1.022 vụ; 2008: 1.701 vụ; năm 2009: 1.764 vụ. Và để giải quyết cho các vụ tranh chấp trên, từ năm 2005 đến nay Tòa án dựa vào duy nhất Bộ luật Tố tụng dân sự ban hành ngày 15/6/2004 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2005), để có thêm nhiều Nghị quyết hướng dẫn thi hành giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Vì quá ít văn bản luật nên việc giải quyết tranh chấp phải dàn trải gây lãng phí, hiệu quả tài phán chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt có mâu thuẫn về chức năng của cấp xét xử như các vụ tranh chấp lao động về dân sự phải được Tòa án cấp huyện xử. Thế nhưng trình độ của các cán bộ cấp tòa này vẫn còn quá yếu nên kết quả xử nhiều vụ việc chưa thỏa đáng.

Nhưng “thầy thuốc” chưa đủ tài

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, theo ông Bảy là do sự bất cập của các quy định pháp luật cho dù từ năm 1995 đến nay đã ba lần sửa đổi Bộ luật Lao động. Có mặt tại Hội thảo, ông Mai Đức Thiện - Trưởng phòng Lao động, Vụ Pháp chế, Bộ LĐTB-XH bổ sung thêm, hiện nay quy định của pháp luật chưa phù hợp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo nhau.

Cũng theo quy định, chỉ có doanh nghiệp (DN) có công đoàn thì mới được thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở. Điều tra năm 2009, các chuyên gia ngành lao động phát hiện rằng, hơn 80% DN có công đoàn cơ sở nhưng chỉ có khoảng 67% DN thành lập Hội đồng hòa giải này. Song lo ngại hơn cả, phần lớn “thầy thuốc” đều không có nghiệp vụ chuyên môn, nhất là kiến thức về pháp luật. Vì vậy không giải quyết được vụ tranh chấp tập thể nào, chỉ lác đác thành công ở một vài vụ cá nhân nhỏ lẻ. Nhiều “thầy thuốc” giải thích: vì không có kinh phí để đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

Cơ sở là vậy nhưng cấp tỉnh cũng chẳng khá hơn. Những lần đi khảo sát, ông Thiện và các đồng nghiệp thấy rằng, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tuy đã được thành lập ở tất cả các tỉnh nhưng hiệu quả kém, không thể phân chia rõ ràng các vụ tranh chấp lao động về quyền lợi và lợi ích. Chẳng thế mà từ năm 1999 đến nay, chỉ có Hội đồng trọng tài TP.HCM giải quyết 2 vụ, Bình Dương 1 vụ, Đồng Nai 4 vụ… Thậm chí có tỉnh, Hội đồng hòa giải này còn “bị mốc meo”, không hoạt động.

TS Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động TP.HCM bổ sung thêm: Tranh chấp lao động tập thể chủ yếu dưới hình thức đình công. Như ở TP.HCM, trong tổng số 2.570 vụ tranh chấp trên địa bàn từ năm 2008-2010 có gần 30% vụ tranh chấp lao động hòa giải bất thành. Chỉ duy nhất có quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, quận 2 tỷ lệ hòa giải đạt tới 90%...

Phải đào tạo năng lực hòa giải viên

Thông tin từ Liên đoàn Lao động TP Hà Nội cho biết, thông thường các cuộc tranh chấp phát sinh theo chu kỳ: quý 1 hàng năm, cuối tháng 5 và tháng 6. Trong 3 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn đã xảy ra 25 cuộc tranh chấp lao động có liên quan chủ yếu đến quyền và lợi ích.

Làm thế nào để doanh nghiệp tìm được “thầy thuốc” tài giỏi có thể chữa nhiều bệnh? TS Đỗ Ngân Bình (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, tiêu chuẩn đầu tiên phải là người có tâm, có tài để doanh nghiệp đặt hết niềm tin vào người “thầy thuốc” đó. Song, TS Bình thừa nhận, trong thời buổi kinh tế thị trường này thì việc tìm người như thế là rất hiếm. “Hiếm nhưng vẫn có. Vấn đề còn phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp” - TS Bình nói.

Đóng góp ý kiến cho Hội thảo, ông Richard Fincher, chuyên gia Quốc tế thuộc Dự án Thúc đẩy quan hệ lao động Hoa Kỳ (USAID) đề xuất 5 giải pháp có thể áp dụng tại Việt Nam. Đó là nhà nước phải tăng cường năng lực của hòa giải viên; hỗ trợ phát triển hệ thống trọng tài lao động; hỗ trợ phát triển các hệ thống quản lý mâu thuẫn, bất hòa như các Hội đồng hòa giải các cấp; khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập các tổ Hòa giải viên cơ sở và phải có chính sách hỗ trợ cải thiện các quy định hiện nay có liên quan nhiều đến quyền lợi người lao động.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm