| Hotline: 0983.970.780

Khi chồng đi xa

Thứ Tư 27/04/2011 , 15:29 (GMT+7)

Chạy hộc tốc tới buổi họp báo, vừa thở chị Lan- phóng viên một tờ báo điện tử vừa lấy tay lau mồ hôi: “Mệt quá em à, nhóc nhà chị ốm, không cho mẹ đi làm phải gọi cậu nó sang chăm. Công việc đang ngổn ngang, chồng thì gọi ời ời trên mạng. Vợ đi làm mà cứ nghi nghi ngờ ngờ. Biết khi nào mới hết cảnh vợ xa chồng, chồng xa vợ”.

Vì công việc, vì sự nghiệp, vì kinh tế gia đình… mà nhiều người đàn ông chấp nhận xa gia đình, người thân đến một nơi xa lắc để học tập, lập nghiệp, ngắn hạn cũng ít nhất 2 năm, dài thì 5 -7 năm. Người đi xa vất vả, người ở nhà cũng lắm nỗi buồn tủi. Nhiều người trong cuộc đã phải gồng mình “chiến đấu” với hoàn cảnh.

Thằng nhóc nhà chị Lan 3 tuổi, cũng là ngần ấy năm vợ chồng chị xa nhau. Mới cưới được 5 tháng, khi chị mang bầu tháng thứ hai, chồng chị quyết định đi nghiên cứu sinh. “Anh không có khả năng kinh doanh, chỉ phát triển theo chuyên môn của mình. Công việc của anh phải có bằng tiến sĩ mới mong trụ vững và có thu nhập ổn định ở đất thủ đô”, anh thuyết phục chị.

Là một nhà báo hăng hái, từng trải, cũng yêu anh tới 3 năm, chị Lan hiểu được thế mạnh cũng như điểm yếu của chồng. Muốn tốt cho chồng, hơn nữa tự tin vào khả năng tự lập, chị Lan tin mình sẽ đứng vững khi xa chồng. Tuy nhiên, chị không lường trước những khó khăn của bà mẹ trẻ sinh con và nuôi con một mình.

Trước lúc chồng đi, hai vợ chồng xác định, năm đầu tiên chồng sẽ làm quen với môi trường học tập mới, năm thứ hai sẽ vừa học vừa làm để dành tiền, may khi học xong về nước mới hi vọng mua được nhà ở Hà Nội. Còn chị Lan sẽ chủ động cuộc sống: Nuôi con, thuê nhà bằng lương của mình. “Vì thế, không có chuyện anh gửi tiền về”, chị Lan kể. Cũng để tiết kiệm chi phí, mà họ thỏa thuận anh sẽ hạn chế về nhà, kể cả khi chị Lan sinh con.

Lần đầu làm mẹ, hai bên gia đình đều khó khăn và ở xa, chẳng ai giúp đỡ được gì nên chị Lan hầu như phải một mình. Sát ngày sinh, chị vẫn không dám nghỉ, vẫn phải “cày” và tích lũy để 4 tháng nghỉ ở nhà sinh con không bị đói. Đến giờ, khi con đã quá 3 tuổi, qua “đận sài đẹn”, chị Lan mới thở phào: “Thật không dám nghĩ lại những gì mình và con đã trải qua trong 3 năm qua. Nhiều hôm con ốm, mẹ xoay trần với bài vở, với con mà mẹ khóc, con khóc”.

 Để tiết kiệm chi tiêu, chị Lan phải thuê nhà ở ngoại thành, chật chội và tạm bợ ở chung với khu nhà sinh viên, cách nơi làm việc tới hơn chục km. Cuối năm rồi, vì nhớ vợ, nhớ con quá nên chồng chị Lan “đánh liều” về một chuyến. Thường nghe vợ nói chuyện qua mạng, nhưng anh không thể tưởng tượng nổi vợ và con mình đã phải chịu đựng vất vả thế nào. Cả nhà họ đã khóc khi gặp nhau, chồng thương vợ, thương con, vợ thì bao nỗi tủi hờn, chất chứa trong lòng giờ mới có người thấu hiểu, con thì khóc không theo bố vì… lạ.

Quen với sự xa cách

Dường như mỗi người trong cuộc đều sớm, muộn phải thích nghi với hoàn cảnh xa vợ, xa chồng của mình. Thông thường ai cũng nghĩ, có vợ/chồng “đi Tây” thì kiểu gì cũng có tiền gửi về. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới mà những người đi xa sống và tích cóp để trả nợ tiền “đầu tư” ban đầu đã khó, chưa nói tới chuyện gửi tiền về.

Có chồng đi lao động nước ngoài theo dạng tự do ở Séc, chị Liên kể: Sang đó hai tháng thì khủng hoảng, công ty phải sa thải nhân viên, nên anh không có việc làm. Anh phải ăn chợ, nằm đường, khổ hơn vợ con ở nhà nhiều. Sang đấy anh không biết sử dụng chát, mail gì cả, vợ chồng mất liên lạc hơn hai tháng đầu. Mãi sau anh gọi điện, nói là sức khỏe vẫn ổn, mọi người mới yên tâm.

Thấy anh kể về cuộc sống, chị chỉ muốn bảo chồng về ngay. Nhưng món nợ hơn hai trăm triệu lo phí đi, học tiếng, vé máy bay… về nhà kiếm gì để trả. Lại động viên nhau cùng cố gắng. Vì thế, lẽ ra chồng chỉ đi 3 năm mong kiếm chút vốn về nước làm ăn, bây giờ phải “gia hạn” thêm 5 năm nữa mới hi vọng đổi đời.

“Chồng đi xa mãi rồi cũng quen. Những lúc thấy cực quá thì khóc và tự an ủi: Mình ở nhà dẫu vất vả, nhưng vẫn còn có con cái, gia đình và bạn bè xung quanh. Anh sang đó, vừa phải kiếm tiền, lao động vất vả, lại lạ nước, lạ cái, cũng có khi bị bắt nạt mà không có ai bên cạnh an ủi, chia sẻ”- chị Liên thật thà.

 Tuy nhiên, chị cũng cho hay: Chồng đi xa, mọi việc lớn nhỏ đều phải lo, tôi vừa làm cha, vừa làm mẹ. Từ một người phụ nữ yếu đuối, luôn cần được che chở, tôi đã trở nên mạnh mẽ và dứt khoát. Giờ tôi lại nghĩ, nếu chồng xa nhà lâu quá, mà tôi lại “thích nghi” với cuộc sống chỉ có hai mẹ con, e rằng tới một lúc nào đó, tôi sẽ không cảm thấy thiếu người đàn ông trong nhà.

Nuôi dưỡng tình yêu

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mai (tư vấn tình cảm 1088 Hà Nội) cho biết, không người phụ nữ nào lấy chồng mà lại muốn xa chồng. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ, trong khi tình cảm đang thắm thiết, mặn nồng. Chấp nhận để chồng đi xa cũng là một sự hi sinh và cố gắng lớn của chị em phụ nữ. Bản thân chị Mai đã từng nghe nhiều cuộc điện thoại tâm sự khi đã khuya – lúc con cái đã say giấc và mọi công việc trong ngày tạm gác lại, thì chị em mới thấm nỗi cô đơn và nhớ chồng da diết.

Họ tìm đến tư vấn viên đôi khi chỉ để chia sẻ, để “tám” và “bán than” về những hệ lụy khi xa chồng. Có những chị em không kìm nén được tình cảm, đã xiêu lòng trước sự quan tâm của một người khác giới, để rồi lại tự dằn vặt, đau khổ…Theo chị Mai thì cuộc sống hiện nay có nhiều cám dỗ, khoảng cách không gian, thời gian tạo ra hiểm họa cho cả vợ lẫn chồng. Tuy nhiên, hiểm họa trên chỉ thành hiện thực nếu người trong cuộc buông thả, thiếu bản lĩnh.

Để nuôi dưỡng tình yêu và giúp con có cảm giác không lạ lẫm với bố khi gặp lại, chị Mai có một số gợi ý như: Vợ chồng nên thường xuyên liên lạc với nhau, chia sẻ về mọi chuyện trong cuộc sống, kể cả những lúc tâm trạng không ổn để người bạn đời hiểu mình hơn. Không nên giấu cảm xúc của mình với chồng, lâu dần sẽ dễ chai sạn và âm thầm chịu đựng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm