| Hotline: 0983.970.780

Khi trẻ không ngoan

Thứ Hai 09/12/2013 , 10:25 (GMT+7)

Thực ra trẻ con không có lỗi trong chuyện này, mà lỗi là ở ba mẹ. Thay vì mải mê vùi đầu vào công việc, ta nên dành nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ con mình một cách tốt hơn.

Làm cha mẹ ai cũng muốn con cái mình sinh ra khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng được như ý muốn. Nhiều gia đình mãn nguyện vì con mình ngoan, biết vâng lời nhưng cũng không ít cha mẹ than phiền khi con cái ngỗ ngược.

Có vô vàn lý do: Vì bận bịu công việc, vì giao cho ông bà giữ hộ, vì cha mẹ sinh con trời sinh tính... Hoặc có một số người nhầm tưởng (hoặc cố tình không biết) rằng thói xấu của con mình là mặt tốt và khuyến khích chúng phát huy. Chính vì nguyên nhân đó đã khiến cho thói xấu của con trẻ càng tăng thêm, khó mà uốn nắn được.

Gần mực thì đen

Một dạo Tuấn về quê thăm người chị là chỗ bà con ở miền Tây. Thấy thằng cháu con chị tên Hùng dễ mến, Tuấn xin phép anh chị dẫn cháu đi vòng nhà chơi và mua quà bánh cho nó. Nào ngờ bé Hùng không quấn quýt Tuấn, ngược lại còn vung ra những câu tục tĩu làm Tuấn kinh hãi. Bé còn đứng dạng chân, hai tay chống nạnh, vẻ mặt kênh kiệu đầy thách thức như những gã giang hồ.

Tuấn đem chuyện này phàn nàn với chị mình. Chị Tuấn chỉ biết nhận lỗi rồi than thở, do vợ chồng chị làm quần quật từ tờ mờ sáng cho đến tối ngoài đồng, không có thời gian chăm sóc con chu đáo. Hùng được gửi bên nhà nội (cách đó chừng 500m), nhờ ông bà trông nom rồi tối qua rước về.

Khổ nỗi cạnh nhà nội của thằng bé thường xuyên tổ chức đánh bạc, đá gà nơi toàn những thành phần bất hảo tụ tập. Phần vì ông bà nội cũng bận việc nhà nên không trông chừng cháu kỹ, để Hùng quẩn quanh nhà hàng xóm. Riết thành quen, Hùng được người lớn sai đi mua bài, mua dụng cụ đá gà, mua rượu… Chính vì vậy mà Hùng ngày càng trở nên vô lễ, văng tục giống như những thành phần bất hảo đó.

Siêu quậy

Bé Minh, 6 tuổi, con anh Quang, được mọi người trong xóm gọi là siêu quậy nhí. Bởi một ai đó đang làm việc gì mà gặp thằng bé thì công việc khó mà hoàn thành hoặc hỏng việc. Thằng bé thường hay giỡn ngây, nên một khi ai chịu đùa với nó thì đều nhận một kết quả thê thảm. Thằng bé thường dùng đá và cây chọi vào người đang đùa với nó (hoặc chọc ghẹo), mặc đó là trẻ con hay người lớn.

Nhiều lúc bé Minh làm cho người ta phải thất kinh khi đứng tè ngay vào người khách đang ngồi nói chuyện với anh Quang. Thế nhưng anh Quang chẳng la rầy con, mà chỉ cười rồi nói: “Xin lỗi anh nhé. Cháu nó có thói quen “bắn súng nước” như thế đấy”.

Lắm lúc anh Quang còn bảo con trai làm trò cho khách xem, chẳng hạn: Chổng mông về phía khách và nhảy Gangnam style. Được sự cổ vũ của anh Quang nên bé Minh ngày càng làm tới, chẳng sợ một ai. Nếu hù dọa, Minh còn bĩu môi ra vẻ xem thường. Ngay cả ông bà nội, ông bà ngoại cũng là nạn nhân của những trò đùa tai hại do Minh gây ra.

Bé Mẫn năm nay 7 tuổi, được học một trường quốc tế có tiếng. Do gia đình khá giả nên Mẫn được ba mẹ chiều chuộng hết mình, muốn gì được nấy. Ba mẹ của bé thường tự hào vì có một đứa con thông minh, nói năng nhanh nhẩu, chuyện gì cũng biết tất.

Nhưng có một điều mà ba mẹ thằng bé không biết (hoặc vờ như không biết), là Mẫn luôn làm cho mọi người xung quanh rất khó chịu vì cái tật hay nghe ngóng người lớn nói chuyện rồi xen vào. Mẫn lắng tai nghe mọi người nói, rồi dùng giọng trẻ con mang lý lẽ của người lớn mà hỏi lại, làm cho mọi người phải lắc đầu.

Bảo Mẫn đi chỗ khác chơi để chú bác nói chuyện thì nó bĩu môi, nguýt xéo rồi leo lên bàn khoanh tay ngồi ra như người bề trên. Hàng xóm, bà con góp ý thì ba mẹ Mẫn nói: “Cháu nó còn nhỏ, từ từ dạy cũng được mà, có gì to tát đâu”, hoặc vờ cho qua chuyện.

Lỗi ở cha mẹ

Thực ra trẻ con không có lỗi trong chuyện này, mà lỗi là ở ba mẹ. Thay vì  mải mê vùi đầu vào công việc, ta nên dành nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ con mình một cách tốt hơn. Cũng có nhiều cha mẹ vì lo chạy ăn từng bữa nên lấy lý do đó để đổ lỗi cho hoàn cảnh, như thế là ngụy biện.

Có rất nhiều thời gian, nhiều cách để chúng ta giáo dục con cái nếu như chúng ta biết sắp xếp thời gian hợp lý. Trẻ con rất dễ thích nghi, học theo với những gì xung quanh mà chúng biết, thấy hoặc nghe. Vì vậy đừng dạy trẻ những thói hư tật xấu như nói tục chửi thề, cổ vũ tiêu cực hay hòa đồng với những người xấu.

Nếu thấy trẻ có thái độ, hành động xấu thì nên uốn nắn ngay, tùy theo lứa tuổi mà có cách giáo dục khác nhau. Không nên chủ quan cho rằng trẻ còn quá nhỏ chưa biết gì rồi bỏ mặc. Trẻ luôn hành động theo bản năng hơn là khuôn phép, nên có sự giáo dục từ lúc chào đời (theo từng bước), trẻ sẽ có hướng đi tích cực cho bản thân, nề nếp ổn định.

Trẻ con là những cây non yếu ớt, cha mẹ hãy chăm sóc và uốn nắn ngay từ thơ dại để tương lai chúng trở thành những người có ích cho xã hội.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm