| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn của Thái Nguyên

Thứ Sáu 10/12/2010 , 09:48 (GMT+7)

Sau gần 18 năm thực hiện chương trình nước sạch, tỷ lệ dân số nông thôn của tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã đạt 84%...

Công trình cấp nước sinh hoạt xóm Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng, phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho 475 hộ gia đình thuộc 5 xóm.

Để đăng ký sử dụng, mỗi hộ dân phải góp vốn đối ứng là 1,06 triệu. Khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư là Trung tâm NS- VSMTNT Thái Nguyên đã tổ chức tập huấn, thông qua các nội dung của dự án. Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành nhưng chỉ có 121 hộ dân tham gia đăng ký.

Tương tự, công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Nga My (huyện Phú Bình) có tổng mức đầu tư 6,99 tỷ đồng, phục vụ nước sinh hoạt cho 712 hộ gia đình trong toàn xã. Tháp nước cao 24 mét của công trình đã hoàn thiện góp phần thay đổi bộ mặt vùng nông thôn thuần nông. Ngược lại với tầm vóc và giá trị của một công trình tiền tỷ, đến nay, cả xã Nga My mới có gần 100 hộ dân đăng ký góp tiền đối ứng. Số tiền là 1 triệu đồng/hộ.

Khi lý giải về thực tế trên, các trưởng xóm được thụ hưởng chương trình đều đưa ra những lý do không thuyết phục. Rằng, bà con đề nghị chủ đầu tư hoặc nhà thầu hỗ trợ bằng cách cho vay tiền để đối ứng; nhiều người còn hoài nghi về chất lượng nguồn nước, thậm chí có trưởng xóm còn đề nghị nhà thầu cứ thi công các hạng mục đến tận các hộ gia đình, khi nào người dân thấy nước thì sẽ góp vốn đối ứng...

Sau gần 18 năm thực hiện chương trình nước sinh hoạt nông thôn, tỷ lệ dân số nông thôn của tỉnh Thái Nguyên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã đạt 84%. Điều đặc biệt là hầu hết những vùng trọng điểm đòi hỏi đầu tư các công trình cấp nước đều được chú trọng.
Ông Nguyễn Xuân Lại, Bí thư Đảng uỷ xã Nga My cho hay, khi triển khai chương trình, tất cả các trưởng xóm đã được thông qua, các xóm đều họp dân, ai ai cũng coi việc xây dựng công trình cấp nước là cơ hội lớn. Rõ ràng là cán bộ cơ sở đã cố tình tỏ ra không hiểu biết, vậy thì dân làm sao dám tham gia chương trình?

Ông Đào Đình Định, Chủ tịch UBND xã Động Đạt thừa nhận, cán bộ cơ sở chưa quyết liệt vào cuộc vận động nhân dân, thậm chí còn thiếu gương mẫu. Bí thư Chi bộ, trưởng xóm không tham gia đăng ký thì dân nào dám sử dụng. Ông Định còn đưa ra lý do yếu kém của công tác giải phóng mặt bằng. Tại xóm Đồng Liêng, chỉ có một hộ dân không chấp thuận cho đường ống nước trục chính đi qua. Vì xã không giải quyết được sự việc trên nên dân xóm Đồng Liêng có muốn đối ứng cũng không được.

Cán bộ Trung tâm NS- VSMTNT tỉnh Thái Nguyên đã không ít lần lên xuống các địa phương để tháo gỡ những khó khăn. Nhận thấy nhu cầu đăng ký tham gia của các hộ dân là rất lớn, cơ quan chủ đầu tư đã tạo ra một cơ chế mở bằng cách cho phép các hộ gia đình đặt cọc 50% vốn đối ứng. Khi các hộ góp đủ thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công.

Ông Đặng Huy Thành, GĐ Trung tâm NS- VSMTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đã đến thời điểm kết thúc giai đoạn 1 của dự án. Sẽ rất thiệt thòi cho những người dân sau này đăng ký tham gia. Bởi lẽ, lúc đó dự án sẽ không còn, người dân vừa phải đóng góp phần đối ứng xây dựng công trình, vừa phải tự bỏ thêm tiền để đầu tư đường ống, cột trụ vòi và đồng hồ theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý vận hành.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm