| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng vào tương lai

Thứ Sáu 29/04/2016 , 06:34 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, cơ giới hóa đồng bộ không phải là mới nhưng cách làm của HTX Minh Đức lại có nhiều sáng tạo.

"Vấn đề không phải là máy móc, thiết bị mà là cách tổ chức thực hiện và dịch vụ. Từ làm đất đến gặt đập liên hoàn hiện nay đều dễ dàng có thể áp dụng. Máy làm đất đã không bị áp lực về thời vụ nhiều lại còn có thể tận dụng vào nhiều việc khác. Máy gặt đập tuy khá đắt tiền nhưng lại có thể thu hồi được vốn nhanh nên chúng được nhiều người đầu tư.

Trong quá trình cơ giới hóa đồng bộ, chỉ riêng hai khâu mạ khay cấy máy và hệ thống sấy là đang còn bị hổng. Mạ khay, cấy máy đòi hỏi mặt bằng nhà xưởng phải rộng, kỹ thuật vận hành phải cao còn sấy máy chưa phải là tập quán quen thuộc ở đồng bằng sông Hồng", ông Anh chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Anh, đồng bộ từ làm đất đến sấy hiện tại không hi vọng nhiều vào tư nhân được mà phải dựa vào các tổ dịch vụ kiểu HTX. Ở Minh Đức đang là những tín hiệu bước đầu cho ý tưởng này nhưng vẫn còn hai yêu cầu cần thực hiện.

Thứ nhất là hoàn thiện thêm kỹ thuật mạ khay. Thứ hai là tổ chức phân chia công việc theo chiều sâu để kéo dài tối đa thời gian hoạt động của máy trong suốt thời vụ. Thứ ba là cần mở cửa hàng dịch vụ về BVTV để đảm trách từ đầu vào sản xuất đến đầu ra sấy, chế biến, hình thành thương hiệu gạo với nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể vào nhà hàng, siêu thị...

Tất nhiên, để đến được những cái đích đó cần phải có một lộ trình khá dài. HTX xác định nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bà con gồm làm đất; mạ khay, cấy máy; cung ứng giống và vật tư phân bón; dự tính, dự báo, BVTV phòng trừ sâu bệnh hại; bảo vệ đồng điền; dẫn nước tưới tiêu; thu hoạch bằng máy; sấy sau thu hoạch; bao tiêu sản phẩm.

Do đó, HTX đã trọng tâm định hướng đầu tư vào 3 mảng: Thứ nhất là sản xuất trên diện tích 27 ha, trước hết cấy lúa, sau đó trồng thêm rau sạch. Thứ hai là dịch vụ từ làm đất đến gặt, sấy. Thứ ba là kinh doanh vật tư nông nghiệp đồng thời bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Giám đốc HTX, anh Chu Văn Tráng phân tích, về mặt cạnh tranh, các đối thủ chủ yếu của HTX sẽ là các tư thương kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống lúa, các chủ máy cày bừa, máy gặt trên địa bàn xã và các xã lân cận.

Điểm mạnh của HTX khi tham gia thị trường là tập hợp được sự hợp tác giữa các thành viên tạo nên sức mạnh của một tập thể; liên kết được các khâu trong hoạt động dịch vụ thành một chuỗi thống nhất và đặc biệt bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

Bên cạnh những thế mạnh đó, HTX vẫn còn một số các hạn chế như nguồn vốn hoạt động còn ít, khách hàng chưa nhiều, bước đầu hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra và đầu vào...

“Biết người, biết ta” nên chiến lược phát triển của Minh Đức sẽ tập trung vào: Quy hoạch gọn vùng, gọn thửa, tu bổ kinh mương, chủ động tưới tiêu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, lựa chọn giống chất lượng phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương.

Tổ chức quản lý, sản xuất theo hướng an toàn tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng, đầu ra của sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Xây dựng hệ thống kho, sấy, chế biến, đóng gói và tổ chức quảng bá, giới thiệu, tham gia các hội chợ triển lãm và xúc tiến bán sản phẩm. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm từng sản phẩm đặc trưng vùng miền mang tính ổn định và chất lượng cao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.