| Hotline: 0983.970.780

Làm gì với bệnh chết nhanh cây tiêu

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:41 (GMT+7)

Thời gian gần đây, lượng mưa ở các tỉnh Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã tăng rất nhiều. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nấm Phytophthora capsici gây bệnh chết nhanh cây tiêu...

Thời gian gần đây, lượng mưa ở các tỉnh Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã tăng rất nhiều so với những tháng đầu mùa mưa. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nấm Phytophthora capsici gây bệnh chết nhanh cây tiêu phát sinh, phát triển và gây hại mạnh. Diện tích tiêu bị nhiễm bệnh ngày một gia tăng, nhiều nhà vườn (nhất là những người mới “vào nghề”) trở nên lúng túng, điện và thư về nhờ chúng tôi tư vấn.

Để đáp ứng nhu cầu của bà con, chúng tôi xin cung cấp những hiểu biết cơ bản về cách phòng trị căn bệnh nguy hiểm này. Nấm Phytophthora có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây tiêu như thân lá, hoa trái…nhưng nguy hiểm nhất vẫn là trên cổ rễ. Nếu trời mưa nhiều tạo ẩm thấp trong vùng gốc tiêu, nấm bệnh sẽ nhanh chóng phát triển bao quanh cổ rễ, hủy hoại mạch dẫn. Việc dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây bị ngừng trệ, cây tiêu sẽ bị héo rũ và chết rất nhanh (nên người ta gọi là bệnh chết nhanh).

Trước mắt, để hạn chế tác hại của bệnh, bà con phải tiến hành một số công việc sau đây:

- Đánh rãnh để nước có thể thoát nhanh khỏi vùng rễ của cây mỗi khi có mưa.

- Dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa cây nọc, cây che bóng, dây lươn… Tỉa bớt lá ở gốc (cách mặt đất 50-60cm) để gốc tiêu luôn thông thống, khô ráo, có nhiều ánh nắng chiếu vào.

- Những cây đã bị chết hoặc bệnh nặng không thể phục hồi, phải thu gom sạch sẽ thân, lá và bộ rễ đem tiêu hủy. Rải vào gốc vừa nhổ 0,5kg vôi bột và tưới 2-3 lít dung dịch nước thuốc Treppach Bul 607SL nồng độ 0,1%, (tức cứ 100 ml thuốc pha với 100 lít nước) để khử trùng đất trước khi trồng lại (lưu ý, khi tưới thuốc đất phải ẩm).

- Sử dụng luân phiên một số loại thuốc như: tưới Treppach Bul 607SL - phun Alpine 80WDG - tưới Mexyl MZ 72WP hiệu quả phòng trị bệnh sẽ rất cao. Cứ khoảng 20 ngày xử lý thuốc một lần.

Về lâu dài, bà con cần lưu ý:

- Không trồng tiêu trên đất trũng, thoát nước kém. Nên trồng trên đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt như đỉnh đồi, lưng đồi… Phơi ải đất trước khi trồng.

- Vườn tiêu phải có hệ thống rãnh thoát nước tốt, để gốc tiêu không bị đọng nước, ẩm ướt khi có mưa.

- Đắp bờ bao, ngăn không cho nước bên ngoài chảy vào vườn tiêu (nhất là những vườn nằm sát với khu vực trồng cao su). Hạn chế việc đi lại của người và gia súc từ vườn tiêu đã bị bệnh sang vườn tiêu khỏe.

- Thu gom sạch tàn dư của cây tiêu và cỏ dại trong vườn tiêu hủy trước khi trồng tiêu mới, để hạn chế nguồn bệnh ban đầu.

- Không trồng quá dày (nên trồng hàng cách hàng 3m, trụ cách trụ 2m), để vườn tiêu luôn thông thoáng, khô ráo.

- Sau khi đào hố trồng, khử trùng đất bằng cách cứ mỗi m2 hố trồng tưới 2 lít dung dịch nước thuốc Treppach Bul 607SL (nồng độ 0,1%). Sau đó bón lót cho mỗi hố 10- 20kg phân hữu cơ mục (có trộn chế phẩm Trichoderma). Bón xong trộn đều phân với đất, lấp đất cao hơn thành mô rồi trồng tiêu lên trên. Không trồng sâu dưới mặt đất rồi sau này đắp đất bồi gốc thành mô.

- Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh. Trước khi giâm, nhúng hom tiêu vào dung dịch nước thuốc Treppach Bul 607SL (đã nêu trên). Giâm hom xong, cứ mỗi m2 vườn giâm tưới 2 lít dung dịch nước thuốc này, sau đó cứ khoảng 20 ngày tưới nhắc lại một lần.

- Trồng giống tiêu ít nhiễm bệnh như: Lada Belantoeng, tiêu Vĩnh Linh…

- Không trồng xen những cây cùng là ký chủ của nấm Phytophthora vào vườn tiêu như: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt, súp lơ…

- Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây tiêu. Nên bón mỗi năm khoảng 15-20 kg phân chuồng mục trộn với chế phẩm Trichoderma cho một trụ tiêu. Ngoài đạm, lân cần tăng cường kali, vôi và một số vi lượng khác. Để đạt được yêu cầu này có thể sử dụng phân Calcium Nitrate (Nitrat Canxi), phân bón lá Multi-K, MKP, Poly feed.

- Tránh gây vết thương ở vùng gốc, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh vào trong cây.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm