| Hotline: 0983.970.780

Làm "ô sin" bất đắc dĩ

Thứ Hai 14/10/2013 , 09:44 (GMT+7)

Sinh năm 1980, có sắc vóc, và có bằng đại học Luật Hà Nội loại khá hẳn hoi, vậy mà giờ đây Nguyễn Thị Hân (Quan Hoa, Cầu Giấy) lại phải chấp nhận phận làm “ô sin” cho chính người chồng và những đứa con của mình.

Sinh năm 1980, có sắc vóc, và có bằng đại học Luật Hà Nội loại khá hẳn hoi, vậy mà giờ đây Nguyễn Thị Hân (Quan Hoa, Cầu Giấy) lại phải chấp nhận phận làm “ô sin” cho chính người chồng và những đứa con của mình.

Chồng Hân nhiều hơn cô 5 tuổi, đến từ một tỉnh miền Trung, và cũng tốt nghiệp đại học Luật, hiện đang làm trong tòa án một quận trong nội thành. Hai người quen nhau trong tình huống Hân xin đi thực tập ở tòa án mà Tuấn- chồng hiện tại của cô đang công tác, để rồi sắc đẹp của Hân đã làm cho Tuấn say như điếu đổ.

Vì nghĩ sẽ có nhiều thuận lợi trong công việc lúc ra trường khi có người quen là Tuấn giúp đỡ nên Hân đã bằng lòng chấp nhận lời cầu hôn của Tuấn và họ đã cưới nhau khi Hân vừa mới làm lễ tốt nghiệp chưa đầy 1 tháng.

Sau thời gian trăng mật Hân muốn đi làm và nói với chồng xem có chân nào hợp lý trong tòa án để xin cho vào đó làm. Thế nhưng Tuấn cứ luôn tạo cớ “hoãn binh” đại loại như: “Em vừa ra trường, cứ nghỉ ngơi đi đã”, hay: “Em cứ yên tâm, khoảng một thời gian nữa anh sẽ sắp xếp công việc cho em…”…

Trong thâm tâm Tuấn luôn không muốn cho vợ đi làm, chứ thực ra với chức sắc lên nhanh như diều trong tòa án quận thì chuyện xin cho vợ một công việc cũng đâu có khó. Tuấn là người hay ghen, luôn chỉ sợ những người đàn ông khác “nhòm ngó” vợ mình nên dường như suy nghĩ để vợ đi làm sẽ bị người khác “cuỗm” mất nên Tuấn không bao giờ muốn để Hân xin việc đi làm.

May thay, kinh tế của gia đình nhà Tuấn cũng thuộc diện khá giả, khi trong những năm đất đai sốt giá, Tuấn “đánh quả” được vài miếng đất để mua đi bán lại nên có lãi mấy tỷ đồng. Chính vì thế mà chuyện vợ có ở nhà cả đời cũng không hề khiến Tuấn phải lo nghĩ…

Mặc dù muốn đi làm cho đỡ buồn chán nhưng đùng một cái Hân mang bầu và việc sinh con đẻ cái cũng khiến cho cô phải nghĩ đến chuyện phải có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ. Rồi đứa con đầu mới chập chững đi thì Hân lại mang bầu đứa thứ 2, và rồi việc nuôi 2 đứa qua tuổi ươn, tuổi xài cũng đã “ngốn” mất của cô cả gần chục năm trời.

Lúc này, chồng Hân đã không giấu giếm ý định mà bấy lâu anh “hoãn binh” không muốn xin việc cho cô là muốn vợ ở nhà chăm chồng, nuôi con cho đến hết đời. Khi các con đã lớn, tuổi cũng đã nhỡ nhàng nên chuyện đi xin việc làm cũng đã không còn trong ý nghĩ của Hân nữa, mà cô an phận cảnh tề gia nội trợ.

Hàng ngày, chồng đi làm, đi công việc đây đó thì Hân chỉ quẩn quanh từ trong nhà ra đến ngoài chợ chứ không đi đâu, biết những chuyện gì xa nhà quá vài, ba trăm mét. Cuộc sống của Hân là hàng ngày lo sửa soạn 3 bữa ăn cho chồng con sao cho chu đáo. Mọi người hàng xóm, bạn bè nhìn vào tưởng Hân nhàn hạ, sung sướng, hạnh phúc… lắm, thế nhưng sự thật lại không hề như vậy, khi cô phải chịu cảnh nhàm chán, buồn và lúc nào cũng như bị mắc… bệnh tự kỷ.

Nhà giàu là thế nhưng chồng Hân lại là người khá “cứt sắt” nên cô không phải là người nắm tay hòm chìa khóa, mà tiền hàng ngày đi chợ, chi tiêu ra sao đều do chồng quản lý, hạch toán. Qua mỗi buổi chợ tiêu bao nhiêu, mua sắm gì… Hân đều phải ghi chép tỉ mỉ để cuối ngày Tuấn “lườm” xem và duyệt chi cho ngày kế tiếp.

Chính vì vậy mà Hân càng tỏ ra buồn chán, vì quyền hạn trong nhà hầu như là chẳng có gì, và nó chẳng khác nào một người ô sin làm công. Có những khi bên ngoại có công việc cần đến tiền, muốn về nhà mà không có tiền nên Hân phải đành lòng ngửa tay xin chồng. Dẫu chồng Hân không phản đối, hay chì chiết nhiều điều, nhưng thái độ luôn không được vui, không được thoải mái.

Có lần Hân tâm sự với một người bạn học đại học, giờ đang làm nhân viên hành chính cho một huyện ở ngoại thành rằng: “Nếu biết phải sống cả đời làm cảnh ô sin cho chồng như thế này thì có lẽ không bao giờ tao lấy Tuấn. Tao nghĩ tưởng lấy chồng có địa vị, có thâm niên thì mình xin việc dễ, nào ngờ… Bây giờ dẫu có nhà lầu, xe hơi thật đấy, nhưng để được đánh đổi lấy tự do và đi đâu không phải ngửa tay xin tiền chồng tao cũng đổi. Chẳng qua bây giờ đã sắp già, các con đã lớn… nên tao đành an phận chấp nhận…”.

Như đã nói, Tuấn là một người rất hay ghen nên Hân càng khổ tâm, càng chán nản. Có những lần Hân chỉ ra chợ lâu hơn một chút thôi, khi về Tuấn đã gắt gỏng và buông những lời khó nghe đại loại như: “Mày ra chợ làm gì mà ngằm ngặp thế? Chắc lại mải ngắm thằng nào hả?...”. Dẫu vậy, Hân vẫn lặng im mà không hề thanh minh, cãi lại, bởi cô biết tính của chồng mình là một người đàn ông không chỉ ích kỷ, ky bo, mà còn cư xử luôn thiếu văn hóa.

Nhiều lúc Hân muốn đạp đổ tất cả để giải phóng mình, để được tự do, nhưng sau những giây phút suy nghĩ nông nổi ấy cô bình tâm lại, và cái tổ ấm gia đình của cô vẫn bình yên như ngày hôm nay là nhờ tính chịu nín nhịn, cam chịu và an phận thủ thường của cô…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm