| Hotline: 0983.970.780

Lính tàu ngầm viết huyết thư tái nhập ngũ sau sự kiện Gạc Ma

Thứ Ba 13/03/2018 , 07:45 (GMT+7)

Đại tá Phạm Tân, thuyền trưởng tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam, cho biết các đồng đội của ông đã viết huyết thư xin ra trận phục vụ Tổ quốc sau khi biết tin 64 chiến sĩ ngã xuống trong sự kiện Gạc Ma.

1171255158
Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14/3/1988 được đồng đội ứng cứu (Ảnh của đại tá Trần Minh Cảnh - Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 hải quân vào 1988)

“Lúc ấy, cảm xúc trong chúng tôi là phẫn uất, căm thù. Đồng đội của chúng tôi ngã xuống trước họng súng quân xâm lược, máu của họ đã đổ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”, đại tá Phạm Tân, Thuyền trưởng tàu ngầm Hải đội 182, kể với phóng viên NNVN, chiều 12/3.

Khi đó, hải đội tàu ngầm 182 đã giải thể dù được kỳ vọng nhiều. Sau ngày giải thể, ông Tân được điều về làm sĩ quan Trợ lý, thuộc Phòng Tác chiến, quân chủng Hải quân. Ông là người có mặt tại Sở chỉ huy tiền phương trong sự kiện Gạc Ma 1988. Nhớ lại tháng ngày lịch sử cách đây 30 năm, vị Thuyền trưởng không giấu nổi cảm xúc. Đôi khi, mắt ông ngân ngấn lệ.

Đại tá Tân cho biết từ tháng 12/1987, Bộ Quốc phòng và quân chủng Hải quân đã nắm được thông tin Trung Quốc lăm le chiếm đóng trái phép các đảo, đá, bãi ngầm thuộc Trường Sa của Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc chiếm đóng trái phép đá Chữ Thập, Trường Sa. Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 1988) để bảo vệ hải đảo.

Đứng đầu Hải quân nhân dân Việt Nam ngày đó, Tư lệnh Giáp Văn Cương, ngay lập tức có hội ý với các sĩ quan, chỉ đạo: “Trung Quốc có thể liều lĩnh chiếm đảo. Lệnh cho lực lượng hải quân sẵn sàng, cảnh giác. Tàu có thể phải ủi bãi khi cần thiết, bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

Tháng 1/1988, tin từ tiền phương báo về, khi thấy bộ đội Việt Nam cắm cờ thể hiện chủ quyền trên các đảo, đá, bãi ngầm, Trung Quốc đã cho tàu rút lui. Trước đó, tàu Trung Quốc có nhiều hoạt động khiêu khích, do thám.

2171255207
Bản đồ khu vực đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988

Bộ Tư lệnh Hải quân lúc đó cũng đã lập Sở chỉ huy tiền phương, đóng tại Cam Ranh, Khánh Hòa.

“Khi có nổ súng ở Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, anh em ngoài đó lập tức điện báo về Sở chỉ huy tiền phương. Không khí tại Sở chỉ huy căng như dây đàn. Ai nấy dù không nói ra, nhưng lòng căm thù thì hiển hiện rõ”, Đại tá Phạm Tân nhớ lại.

Cuộc họp khẩn cấp được triển khai, ngay sau khi có điện báo, Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ đạo: “Không để nổ ra chiến tranh”. Giải thích về điều này, Đại tá Tân nói Tư lệnh Cương nắm rõ việc Trung Quốc thời kỳ ấy chiếm ưu thế về hải quân so với Việt Nam, cho dù trong Sở chỉ huy tiền phương đã có ý kiến đưa tàu chiến của ta ra Trường Sa. “Tư lệnh Cương bảo còn người là còn đảo. Vì thế anh em đã rất quyết tâm đưa tàu ủi bãi dù bị hỏa lực địch tấn công dữ dội”.

Đồng đội của ông Tân, nhiều người khi đó đã phục viên, viết huyết thư xin quay lại quân ngũ. “Đau chứ. Uất chứ. Trung Quốc đã đánh lén Việt Nam”, Đại tá Tân nói, giọng nghẹn ngào.

“Việt Nam ra hiện trường chỉ để xây dựng và củng cố biển đảo. Chúng ta không hề vũ trang hay gây chiến với Trung Quốc nhưng họ lại chủ động đưa tàu chiến đến. Như vậy, chẳng khác gì người cầm vũ khí tấn công người tay không. Trong khi đó, nếu thực sự là một trận đánh, chưa chắc Trung Quốc có thể chiếm được Đá Gạc Ma vì chúng ta đã có sự chuẩn bị. Còn họ, là những kẻ hành động với tâm lý yếu thế của kẻ xâm lược”, Đại tá Tân phân tích.

Vị Thuyền trưởng nói nếu ngày đó Việt Nam có tàu ngầm, có thể Trung Quốc đã không dám công nhiên chà đạp luật pháp quốc tế, xả súng vào các chiến sĩ Việt Nam trong ngày 14/3/1988.

3171255484
Đại tá Phạm Tân, Thuyền trưởng tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam (Ảnh: Thanh Phong)

Đại tá Tân từng nhiều lần ra Trường Sa công tác, ông nắm rõ các dòng hải lưu theo từng mùa ở vùng đảo xa xôi của Tổ quốc.
“Anh em ngày nay được trang bị hiện đại hơn chúng tôi ngày xưa. Điều kiện sinh hoạt cũng khá hơn nhiều. Cùng với đó là việc tăng cường thông tin trên các mặt trận, gồm cả ngoại giao, tôi tin rằng dù bất kỳ hoàn cảnh nào, anh em ngoài đảo cũng sẽ giữ vững chủ quyền đất nước”, Đại tá Tân nói.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm