| Hotline: 0983.970.780

Lời thỉnh cầu bên sông Đáy

Thứ Ba 22/04/2014 , 06:42 (GMT+7)

Có những ngôi nhà chỉ còn nằm cách mép bờ sông 3 – 4 m. 900 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu đang từng ngày phải đối mặt với tử thần khi mùa mưa bão 2014 đang cận kề.

Qua mỗi mùa mưa bão, bờ của con sông Đáy đoạn chảy qua xã Phương Trung (Thanh Oai, Hà Nội) lại bị nước cuốn trôi, sạt lở nghiêm trọng. Do chưa được kè đá, nước thúc thẳng vào bờ, tạo thành những hàm ếch khoét sâu vào khu vực dân sinh.

Đêm kinh hoàng

Theo những hộ dân thôn Tây Sơn, mới đây, một đoàn công tác của Sở NN-PTNT Hà Nội đã về đánh giá thực trạng đê kè. Nhiều tấm biển cảnh báo nguy hiểm được dựng lên. Đoàn công tác đánh giá, tình trạng sạt lở tại đây ở mức nghiêm trọng, cần sớm khắc phục.

Tuyến bờ bị sạt lở kể trên nằm dọc theo con sông Đáy, thuộc địa phận của xã Phương Trung, dính thêm một vài hộ thôn Đôn Thư, xã Kim Thư (cùng huyện Thanh Oai).

Đoạn bị sạt lở nghiêm trọng nhất là từ trạm bơm Phương Trung đến cầu Văn Phương, thuộc Km 38+150 đến Km 38+550.

Mùa mưa bão năm 2013, dòng nước đã thúc mạnh vào khu vực này, cuốn trôi căn bếp của hộ gia đình ông Lê Văn Thành ở thôn Đôn Thư. Căn nhà của ông Thành cũng bị nứt toác, một bên mái bị xệ về phía bờ sông.

Ông Lê Văn Khang, anh trai ông Thành cho biết, đó là một đêm cuối tháng 8/2013, khi cả nhà em trai ông đang ngủ thì nghe tiếng “uỳnh” như bom nổ. Cả nhà ông Thành 4 người cuống cuồng bật dậy chạy ra ngoài vì tưởng có động đất. Cầm đèn pin ra soi, ông Thành thấy căn bếp của gia đình đã biến mất. Tường, mái nhà có vết nứt toác, chạy dọc từ móng lên tới đỉnh. Đêm đó, ông cùng vợ con lên trú tạm ở nhà anh trai, sáng hôm sau mới về.

13-47-59-31348446
Nhiều đoạn bị nước xoáy, tạo thành những hàm ếch

Hôm chúng tôi về nắm tình hình, ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông Thành nằm dúm dó bên cạnh đống gạch ngói đổ nát. Căn bếp chỉ còn sót lại một ít chân móng. Những vết nứt toác chạy dài vẫn còn nguyên như mới xảy ra hôm qua.

Không chỉ nhà, bếp, nền sân nhà ông Thành cũng bị sụt lún nghiêm trọng. Mặt sân và nền đất hở toác, cách nhau gần gang tay.

Ông Khang cho hay, sau khi ăn Tết, gia đình người em trai đã chuyển sang bãi bồi, cách đó vài km dựng nhà, sinh sống. “Chú xem, nhà này thì sập lúc nào không hay. Có cho tiền nó cũng chẳng dám ở, sập thì chết cả nhà”, ông Khang phân trần.

13-47-59-1134843134
Một phần ngôi nhà của hộ ông Lê Văn Thành bị nứt toác

Mùa này nước cạn, chúng tôi quyết định đi bộ dọc theo mép nước để ghi lại hình ảnh. May mắn, chúng tôi được ông Lê Văn Chi (62 tuổi), nhà thôn Tây Sơn, xã Phương Trung dẫn đường. Ông Chi trước đây là nhân viên khảo sát của Cty Tư vấn xây dựng thủy lợi Hà Tây. Đập vào mắt chúng tôi là nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, hàm ếch xoáy sâu sát nhà dân.

Ông Chi cho hay, trước đây, tính từ nhà dân ra mép sông phải trên 20 m nhưng nay còn 3 – 4 m. Thậm chí, như hộ ông Lê Văn Thắng, thôn Tây Sơn, móng nhà chỉ cách mép bờ sông chừng 2 m. Ông Thắng phải đi xin gạch, hồ từ khắp thôn, đem về đây “kè” nhưng chỉ như muối bỏ bể.

Chị Lê Thị Trâm (con dâu ông Thắng) nói, cứ mùa mưa bão, nước sông lại dâng, tràn cả vào sân. Cách đây 9 năm, khi tôi mới về làm dâu, mùa hè còn đi bộ ra bãi, vít cành nhãn xuống hái quả kia mà. Giờ thì bờ sông sạt hết, có bắc thang cũng không tới.

Nguy cơ mất nhà

Là một người trong nghề thủy lợi lâu năm, ông Chi khẳng định, nguyên nhân bị sạt lở nghiêm trọng ở đây là do nền đất yếu. Bởi lẽ, nền đất của khu vực này rất nhiều cát. Chỉ cần dùng xẻng, đào khoảng 3 – 4 xẻng là lớp cát sẽ tở ra.

Khẳng định về điều này, ông Phạm Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Trung, cho biết, đúng là nền đất rất yếu. “Những năm 70, nhiều hộ dân còn ra giữa sông, xúc cát về xây nhà.

Dọc bờ sông Đáy, lớp đất mặt rất mỏng chủ yếu là cát”. Về thông tin một số hộ dân khai thác cát trái phép, gây xói mòn, ông Toàn khẳng định, sự việc này là có, nhưng chính quyền xã giải quyết dứt điểm.

13-47-59-2134843650
Nền đất sụt lún, tạo một khoảng hở lớn với mặt sân

“Trước đây, có khoảng 4 hộ ở thôn Liên Tân hành nghề này. Chúng tôi đã nhắc nhở, có lần phối hợp với Công an huyện vây bắt cả thuyền. Đến nay, không còn hộ nào dám khai thác cát nữa”, ông Toàn khẳng định.

Ngoài nguyên nhân do nền đất yếu, theo ông Toàn, khu vực này bị sạt lở vì nằm trong khúc cua tay áo của con sông Đáy. Nước từ thượng nguồn chảy về đập thẳng vào địa phận Phương Trung, bồi lấp cho bờ bên kia là xã Văn Võ (Chương Mỹ, Hà Nội).

Tính sơ sơ, có khoảng 900 hộ dân với trên 3.000 nhân khẩu thuộc 3 thôn Tây Sơn, Trung Chính, Quang Chính… xã Phương Trung nằm dưới bờ đê, sát con sông Đáy.

Ông Toàn cho biết thêm, cứ đến mùa mưa bão, nước sông ngập vào một số nhà dân, có khi mấp mé cửa. Mặc dù, mấy năm qua, chưa có đợt lũ lớn nào tràn về đây nhưng quá trình sạt lở vẫn diễn ra. Nguy cơ các hộ dân bị nước cuốn trôi chỉ là sớm hay muộn.

Mong muốn lớn nhất của người dân cũng như chính quyền xã Phương Trung là sớm được Sở NN-PTNT Hà Nội kè đá đoạn bờ sông dài 2km. “Mong sao xã chúng tôi sớm được kè lại bờ sông, có như vậy người dân mới an tâm sinh sống, tính mạng được đảm bảo, ổn định sản xuất”, ông Toàn chia sẻ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm