| Hotline: 0983.970.780

Nghề biển đối diện ô nhiễm

Thứ Tư 07/12/2016 , 13:15 (GMT+7)

Tình hình ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nuôi trên biển đang đặt ra cho ngành thủy sản những thách thức lớn. Việc đưa ra những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, sẽ giúp nghề nuôi phát triển bền vững theo định hướng của Bộ NN-PTNT.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN- PTNT), Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhưng vài năm trở lại đây, ô nhiễm môi trường nuôi ngày càng tăng khiến nghề này đứng trước những thách thức lớn. 

17-30-56_nghe-nuoi-thuy-sn-dng-doi-mt-lon-ve-o-nhiem
Nghề nuôi thủy sản đang đối mặt thách thức lớn vì ô nhiễm
 

Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), nước ta có tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển rất lớn với diện tích có khả năng nuôi trồng gần 250.000ha, trong khi diện tích nuôi trồng thực tế chỉ khoảng 40.000ha. Thế nhưng việc nuôi trồng thiếu quy hoạch, trình độ kỹ thuật sản xuất kém và ô nhiễm môi trường gia tăng khiến nghề biển phát triển thiếu bền vững.

Riêng tại Khánh Hòa, thời gian qua nhiều vùng nuôi thủy sản truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường ô nhiễm. Điển hình vào cuối tháng 7 vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa đã nhận được thông báo của các địa phương về việc nghề nuôi cá lồng (cá bớp và cá chim) chết tại vùng nuôi Hòn Lăng- Ninh Ích (TX Ninh Hòa) và Cam Phúc Nam (TP Cam Ranh) bị ô nhiễm. Riêng tại vùng nuôi Cam Phúc Nam, có 50 hộ bị ảnh hưởng với khoảng 600 lồng.

Qua lấy mẫu phân tích, cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân làm cá chết hàng loạt do nhóm vi khuẩn Streptococcus sp gây ra (bệnh bỏng đỏ).

Báo cáo cho rằng: “Môi trường có ô nhiễm cục bộ, sự biến đổi thời tiết bất thường, đàn cá có dấu hiệu suy giảm sức đề kháng và vi khuẩn Streptococcus sp đã xâm nhập vào cơ thể cá nuôi gây nhiễm khuẩn nặng đối với đàn cá”.

Còn tại khu vực nuôi Hòn Thị (TX Ninh Hòa), liên tục nhiều lần trong năm nay đã xảy ra những đợt cá chết. Tại 43 hộ, 870 ô lồng với số lượng hàng trăm tấn cá bị chết, đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Nguyên nhân cá chết cũng do ô nhiễm môi trường, cá bớp bị nhiễm khuẩn Vibrio alginolyticus (một loại vi khuẩn kỵ khí); mẫu xét nghiệm có vết vi khuẩn dày đặc.

Bên cạnh đó, còn có hiện tượng nhiễm độc do sứa bi, độ nhớt cao trong lúc vệ sinh lồng bè kém gây hiện tượng thiếu ôxi cục bộ trong lồng nuôi, cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến cá bị stress mà tác nhân cơ hội là vi khuẩn Vibrio tấn công, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Ngoài ra, thống kê cũng cho thấy, ở các tỉnh như Bình Thuận, Phú Yên… nghề nuôi biển cũng điêu đứng không kém. Đa số ý kiến cho rằng, môi trường nuôi ở các vùng biển đang ô nhiễm nặng thì tần suất, mức độ thủy sản chết ngày một tăng.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.