| Hotline: 0983.970.780

Ngô nếp lai CX 247, món quà cho Tây Nguyên

Thứ Năm 24/03/2016 , 08:15 (GMT+7)

Mặc dù không tốn nhiều công chăm bón như một số giống cây trồng khác, song bắp nếp lai CX 247 cho thu nhập khá.

Chị Nguyễn Thị Hằng, một trong những hộ trồng bắp nếp ở thôn Đối Đá, xã Krông Buk, huyện Krông Pắc (Đăk Lăk) cho biết, bắp nếp lai CX 247 có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên, để đạt năng suất cao, bà con nên tính toán thời vụ gieo trồng để tránh bắp trỗ cờ, phun râu vào các tháng nóng khô, khó đậu hạt. 

“Ngô nếp thường bán để ăn tươi nên chỉ sau hơn 2 tháng là tôi bắt đầu thu hoạch, do vậy tiền phân bón, thuốc trừ sâu cũng ít tốn kém hơn những loại cây trồng khác. Như nhà tôi, mỗi vụ chỉ cần bón ít phân lót và bón thúc 1 lần vào giai đoạn xoắn nõn, kết hợp xới xáo, vun gốc chống đổ là yên tâm”, chị Hằng chia sẻ.

Vụ đông xuân vừa qua, Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) - Chi nhánh Tây Nguyên đã phối hợp với Hội Nông dân xã Krông Buk, huyện Krông Pắc xây dựng mô hình trình diễn tại hộ ông Nguyễn Văn Thành (thôn Đối Đá, xã Krông Buk) trên diện tích 2.000 m2.

Ông Thành gieo trồng với mật độ 5.300 cây/1.000m2, sau khi trừ hao hụt do chết cây, mất khoảng thì còn thu được 10.200 trái. Với giá bắp tươi thương lái thu mua ngay tại ruộng là 2.000đ/trái, bán được 20,4 triệu đồng, trừ chi phí giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới 3,5 triệu, anh thu về 16,9 triệu (lãi cao hơn 5 triệu so với giống bắp nếp trước đây).

Ông Thành chia sẻ: So với giống bắp nếp khác thì bắp nếp lai CX 247 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ chân kiềng, chiều cao cây và chiều cao đóng trái thấp (1,75m: 0,80m), khả năng chống đổ ngã rất tốt. Bộ lá gọn, tán lá đứng, cờ xòe, râu nhiều và khỏe cũng là một ưu điểm giúp khả năng thụ phấn, đậu hạt tốt, nhất là trong giai đoạn thời tiết khắc nghiệt.

14-08-57_img_20160302_090826

Bắp nếp lai đơn CX 247 là giống ngắn ngày, thời gian thu hoạch trái tươi đối với vụ hè thu: 65 - 67 ngày, vụ đông xuân 83 - 85 ngày; trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động. Dáng cây thấp, sinh trường mạnh, độ đồng đều cao, tán lá gọn, chống chịu đổ ngã, kháng bệnh gỉ sắt, khôn vằn và cháy bìa lá rất tốt. Tỷ lệ trái loại 1 trên 90%, phẩm chất ngon, dẻo, thơm, năng suất trái tươi còn vỏ đạt từ 18 - 20 tấn/ha.

Đánh giá về giống bắp lai này, ông Dương Tiến Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Krông Buk cho biết: Ở Tây Nguyên hiện tượng nhiễm bệnh sọc lá trên cây bắp nếp đang là nỗi lo của bà con nông dân, việc tìm ra một giống bắp nếp có khả năng kháng được bệnh sọc lá là một nhu cầu cấp thiết...

Một kết quả thật bất ngờ, ở các điểm trình diễn bắp nếp lai CX247 đều phát triển tốt, không bị nhiễm nhiễm bệnh sọc lá. Qua thu thập ý kiến từ phía người trồng trình diễn, từ nông dân và các thương lái tham dự hội thảo, bắp nếp lai CX247 thể hiện những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các giống bắp nếp thông thường.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc SSC - Chi nhánh Tây Nguyên cho biết, bắp nếp CX247 là giống do đội ngũ các nhà khoa học của SSC nghiên cứu và lai tạo. Vừa qua SSC đã trồng khảo nghiệm nhiều mô hình ở các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng. Trong vụ hè thu tới sẽ có giống để cung ứng ra thị trường, hy vọng sẽ mang đến cho bà con nông dân giống bắp nếp mới có năng suất, chất lượng cao.

Là một thương lái thu mua bắp nếp nhiều năm, chị Hồ Thị Thu ở huyện Krông Pắc chia sẻ, bắp nếp lai CX 247 cho dạng trái thon dài, bao kín trái, vỏ bì mỏng, hạt đóng múp đầu, hàng hạt thẳng, có màu trắng sữa.

Chất lượng ăn tươi dẻo, ngọt, thơm và có vị đậm rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy được thương lái chúng tôi tìm mua để phục vụ sự mong chờ của người tiêu dùng.

14-08-57_img_20160302_091012

Ở Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch bắp nếp, khắp buôn làng như vào mùa hội, đó đây vang vọng tiếng nói cười vui tươi, phấn khởi vì được một vụ mùa bội thu. Niềm vui ấy càng được nhân đôi khi bà con nông dân nơi đây tìm được giống bắp nếp lai CX 247 đem lại thu nhập khá cao.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm