| Hotline: 0983.970.780

Ngô nếp lai CX 247, món quà cho Tây Nguyên

Thứ Năm 24/03/2016 , 08:15 (GMT+7)

Mặc dù không tốn nhiều công chăm bón như một số giống cây trồng khác, song bắp nếp lai CX 247 cho thu nhập khá.

Chị Nguyễn Thị Hằng, một trong những hộ trồng bắp nếp ở thôn Đối Đá, xã Krông Buk, huyện Krông Pắc (Đăk Lăk) cho biết, bắp nếp lai CX 247 có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên, để đạt năng suất cao, bà con nên tính toán thời vụ gieo trồng để tránh bắp trỗ cờ, phun râu vào các tháng nóng khô, khó đậu hạt. 

“Ngô nếp thường bán để ăn tươi nên chỉ sau hơn 2 tháng là tôi bắt đầu thu hoạch, do vậy tiền phân bón, thuốc trừ sâu cũng ít tốn kém hơn những loại cây trồng khác. Như nhà tôi, mỗi vụ chỉ cần bón ít phân lót và bón thúc 1 lần vào giai đoạn xoắn nõn, kết hợp xới xáo, vun gốc chống đổ là yên tâm”, chị Hằng chia sẻ.

Vụ đông xuân vừa qua, Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) - Chi nhánh Tây Nguyên đã phối hợp với Hội Nông dân xã Krông Buk, huyện Krông Pắc xây dựng mô hình trình diễn tại hộ ông Nguyễn Văn Thành (thôn Đối Đá, xã Krông Buk) trên diện tích 2.000 m2.

Ông Thành gieo trồng với mật độ 5.300 cây/1.000m2, sau khi trừ hao hụt do chết cây, mất khoảng thì còn thu được 10.200 trái. Với giá bắp tươi thương lái thu mua ngay tại ruộng là 2.000đ/trái, bán được 20,4 triệu đồng, trừ chi phí giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới 3,5 triệu, anh thu về 16,9 triệu (lãi cao hơn 5 triệu so với giống bắp nếp trước đây).

Ông Thành chia sẻ: So với giống bắp nếp khác thì bắp nếp lai CX 247 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ chân kiềng, chiều cao cây và chiều cao đóng trái thấp (1,75m: 0,80m), khả năng chống đổ ngã rất tốt. Bộ lá gọn, tán lá đứng, cờ xòe, râu nhiều và khỏe cũng là một ưu điểm giúp khả năng thụ phấn, đậu hạt tốt, nhất là trong giai đoạn thời tiết khắc nghiệt.

14-08-57_img_20160302_090826

Bắp nếp lai đơn CX 247 là giống ngắn ngày, thời gian thu hoạch trái tươi đối với vụ hè thu: 65 - 67 ngày, vụ đông xuân 83 - 85 ngày; trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động. Dáng cây thấp, sinh trường mạnh, độ đồng đều cao, tán lá gọn, chống chịu đổ ngã, kháng bệnh gỉ sắt, khôn vằn và cháy bìa lá rất tốt. Tỷ lệ trái loại 1 trên 90%, phẩm chất ngon, dẻo, thơm, năng suất trái tươi còn vỏ đạt từ 18 - 20 tấn/ha.

Đánh giá về giống bắp lai này, ông Dương Tiến Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Krông Buk cho biết: Ở Tây Nguyên hiện tượng nhiễm bệnh sọc lá trên cây bắp nếp đang là nỗi lo của bà con nông dân, việc tìm ra một giống bắp nếp có khả năng kháng được bệnh sọc lá là một nhu cầu cấp thiết...

Một kết quả thật bất ngờ, ở các điểm trình diễn bắp nếp lai CX247 đều phát triển tốt, không bị nhiễm nhiễm bệnh sọc lá. Qua thu thập ý kiến từ phía người trồng trình diễn, từ nông dân và các thương lái tham dự hội thảo, bắp nếp lai CX247 thể hiện những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các giống bắp nếp thông thường.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc SSC - Chi nhánh Tây Nguyên cho biết, bắp nếp CX247 là giống do đội ngũ các nhà khoa học của SSC nghiên cứu và lai tạo. Vừa qua SSC đã trồng khảo nghiệm nhiều mô hình ở các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng. Trong vụ hè thu tới sẽ có giống để cung ứng ra thị trường, hy vọng sẽ mang đến cho bà con nông dân giống bắp nếp mới có năng suất, chất lượng cao.

Là một thương lái thu mua bắp nếp nhiều năm, chị Hồ Thị Thu ở huyện Krông Pắc chia sẻ, bắp nếp lai CX 247 cho dạng trái thon dài, bao kín trái, vỏ bì mỏng, hạt đóng múp đầu, hàng hạt thẳng, có màu trắng sữa.

Chất lượng ăn tươi dẻo, ngọt, thơm và có vị đậm rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy được thương lái chúng tôi tìm mua để phục vụ sự mong chờ của người tiêu dùng.

14-08-57_img_20160302_091012

Ở Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch bắp nếp, khắp buôn làng như vào mùa hội, đó đây vang vọng tiếng nói cười vui tươi, phấn khởi vì được một vụ mùa bội thu. Niềm vui ấy càng được nhân đôi khi bà con nông dân nơi đây tìm được giống bắp nếp lai CX 247 đem lại thu nhập khá cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm