| Hotline: 0983.970.780

Ngôi làng kỳ lạ nổi tiếng thế giới, 1.000 năm qua không bao giờ khóa cửa

Thứ Năm 09/11/2017 , 13:24 (GMT+7)

Tiền bạc, của cải cũng không cất giấu, ngân hàng, siêu thị, trung tâm thương mại cũng không cần khóa, trạm cảnh sát thì không có nhân viên.

Làng kỳ lạ trên có tên Shani Shingnapur ở bang Maharashtra Ấn Độ với 5.000 dân. Các ngôi nhà ở đây đều không cần cửa hay khóa cửa.

07-52-10_lng_khong_kho-1
Tảng đá trước làng

Theo truyền thuyết, 300 năm trước, một tảng đá đen lớn dạt vào bờ sông Panasnala chảy qua làng. Tối đó, thần Shani xuất hiện trong giấc mơ của trưởng làng, cho biết tảng đá là hiện thân của ngài. Thần yêu cầu để tảng đá trong làng, không che chắn để có thể bao quát và bảo vệ ngôi làng.

Sau khi đặt tảng đá trên một bệ cao ở giữa làng, người dân quyết định bỏ hết các cánh cửa và ổ khóa. Họ cho rằng không cần đến chúng nữa, do đã có thần Shani bảo vệ. Truyền thống này đã kéo dài nhiều thế hệ.

Người dân dùng các thanh gỗ chắn ngang cửa để ngăn chó hoang, mèo hay chuột vào nhà, nhưng không lắp cánh cửa, cũng như không cất giấu trang sức và tiền bạc.

Ngôi làng hiện đang nổi tiếng thế giới và thu hút 4000 du khách tới thăm mỗi năm. Trước đây làng sống nhờ trồng mía, nay là du lịch.

Các ngôi nhà đều bỏ cửa
07-52-10_lng_khong_kho-3
Ngân hàng cũng không khóa
Người dân sống thảnh thơi
Ngay cả đền thờ ở làng cũng không có cửa

 

(Theo India Express)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm