| Hotline: 0983.970.780

Người 'chung thân' với nuôi gà trắng

Thứ Hai 16/10/2017 , 13:20 (GMT+7)

Ông là Hội trưởng Hội Cựu chiến binh, là chủ một trang trại gà lớn, có uy tín tại địa phương. Có điều, dù giá cao hay thấp, được giá hay mất giá, ông vẫn trung thành với nghề nuôi gà. Và cũng chỉ chuyên nuôi gà lông trắng thương phẩm.

Đó là ông Trần Văn Quảng ở thôn Đồng Mận, xã Kim Long, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).

12-36-32_img_0017
Trang trại gà của ông Quảng

Ba năm phục vụ trong quân ngũ (1985 - 1988) trở về địa phương, Trần Văn Quảng lại về mảnh đất ngót 1ha của mình làm anh nông dân chân đất. Thời gian đầu (1988 - 2004) ông Quảng sắm cái xe công nông cải tiến, chở hàng quanh thôn. Sau thấy công việc vất vả, nhân địa phương cấm lưu hành phương tiện này, ông bỏ luôn nghề, tập trung cải tạo vườn, cải tạo thùng đấu để "trên cây dưới cá".

Tuy nhiên do không quy hoạch từ đầu, nên cây trồng tạp nham, từ na đến mít. Từ xoan đến sưa. Từ vải đến nhãn. Tiếng là có cây có con (cá) nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu, chỉ như “tự sản tự tiêu”. Đến năm 2005, Trần Văn Quảng chuyển sang nuôi gà.

Sau khi đi tìm thầy học thợ, ông chỉ tập trung nuôi một loại gà lông trắng. Dần dần hình thành một trang trại chuyên nghiệp, với 6.000 con gà thương phẩm. Năm 2014, có lúc ông đã “bành trướng” nuôi tới gần 3 vạn con. Thậm chí còn phải thuê thêm chuồng nuôi. Tuy nhiên, cái gì thái quá cũng bất cập, ông co lại trong mức 1 vạn con, như hiện nay.

Ông Quảng cho biết, trung bình mỗi năm nuôi 6 lứa. Gà nuôi trong khoảng 45 ngày xuất chuồng là vừa chuẩn. Khi đầu tư ổn định, ông làm hệ thống chuồng hiện đại, có quạt thông gió như một khu chuồng “điều hòa”. Có máng ăn tự động, cách ly gà để phòng dịch bệnh. Chuẩn bị đủ phương tiện, để không bị động. Ông đầu tư 2 máy phát điện, túc trực 24/24h. Khi bị mất điện đột xuất, là có máy phát thay thế liền.

Khu trang trại của Trần Văn Quảng biệt lập, xa khu dân cư. Trần Văn Quảng có một ngôi biệt thự khang trang trên mảnh đất hơn nghìn mét vuông. Con cái đã lớn, bây giờ tập trung cho trang trại và vui thú tuổi già…

Ngoài hai vợ chồng, ông thuê 2 công nhân để cho gà ăn và trông coi. Thức ăn dùng cám công nghiệp chuẩn, gọi là cám “Voi vàng”. Ông vừa mua cám cho trang trại mình, vừa làm đại lý cung cấp cho bà con quanh vùng.

Cũng vì thấy ông dùng loại cám, nuôi gà mau lớn, có chất lượng cao, nên được bà con tin dùng. Mỗi tháng ông nhập gần 100 tấn thức ăn. Loại thức ăn cho gà, được chia ra 3 loại. Cám loại 1 gọi là cám “úm gà”. Sau đến cám loại 2 và cuối cùng là cám loại 3 cho gà chuẩn bị xuất chuồng.

Đầu tháng 9/2017, khi chúng tôi đến trang trại thì Trần Văn Quảng vừa xuất chuồng, hết sạch gà. Đợt xuất này, ông bán gần 6.000 con gà thương phẩm, với giá trung bình 37.000 đ/kg. Theo ông coi như “được giá”.

Hiện trong chuồng, ông vừa thay bằng gà con, mới được 20 ngày, kể từ khi “bóc trứng”. Nói chung việc chăn nuôi ở các trang trại theo mô hình công nghiệp, rất thuận tiện và nhàn nhã. Thức ăn, do cơ sở sản xuất chở đến tận nơi. Khi xuất chuồng, lại có thương lái đánh ô-tô đến tận nơi, hót trọn. Tất cả đều chỉ qua cú điện thoại, là xong.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm