| Hotline: 0983.970.780

Người không chịu giàu riêng: Mong nhiều người trồng nấm

Thứ Năm 08/12/2016 , 08:05 (GMT+7)

Sau một khóa học bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật trồng nấm linh chi thảo dược và mộc nhĩ, chị Thiện lại trở thành người thầy của bà con trong thôn, trong xã, phổ biến kiến thức cho họ.

16-08-36_nh-2
Công nhân đang thu hoạch nấm
 

Sau khi thành lập HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện (thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), chị Đào Thị Thiện- Giám đốc HTX lại khăn gói đến Trung tâm Công nghệ sinh học và thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) “tầm sư học đạo”.

Sau một khóa học bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật trồng nấm linh chi thảo dược và mộc nhĩ, chị lại trở thành người thầy của bà con trong thôn, trong xã, phổ biến kiến thức cho họ.

Trong nông nghiệp, nghề trồng nấm có độ rủi ro lớn tương tự như nghề nuôi tôm. Hôm nay làm ăn được đấy nhưng ngày mai có thể đã tay trắng bởi mắc những lỗi kỹ thuật tưởng chừng như sơ đẳng nhất. Chính vì vậy mà chị Thiện rất thận trọng trong từng bước sản xuất.

Đến nay, tổng diện tích trồng nấm của HTX Sáng Thiện lên tới hơn 3.500 m2 với 20 lán trại lớn nhỏ, sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, linh chi và mộc nhĩ. Mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường 70 - 77 tấn nấm, cả khô và tươi các loại.

Từ việc chỉ xuất bán cho thị trường Hà Nội, HTX của chị Thiện đã tập hợp nhiều xã viên ở các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam và Thái Bình, đưa sản phẩm nấm sạch Sáng Thiện ra các tỉnh ngoài.

Nghe đồn đại về hiệu quả kinh tế từ nghề trồng nấm, nhiều người ở khắp nơi tìm đến chị Thiện để học hỏi kinh nghiệm. Không bo bo giữ bí quyết cho riêng mình, chị nhận dạy miễn phí cho bà con nông dân có nhu cầu học.

Lớp học đầu tiên được mở từ năm 2007 để rồi từ đó cứ mở liên tiếp. Với thời gian 14 ngày cho một khóa học, chị đã trực tiếp truyền nghề, dạy nghề, chuyển giao công nghệ trồng nấm cho gần 400 học viên, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc nấm cho hơn 2.000 người đến từ nhiều địa phương.

Từ những việc làm nhỏ nhặt này, nhiều người đã có được công ăn việc làm ổn định, có của ăn của để và tận dụng được thời gian trong lúc nông nhàn. Đặc biệt, bông phế liệu, mùn cưa, rơm rạ được tận dụng triệt để để sản xuất ra những thực phẩm sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu mỗi lúc một cao của xã hội.

Đó cũng chính là hướng đi trong suốt 10 năm gắn bó với cây nấm mà chị Thiện luôn nhắc nhở chị em xã viên, để sản phẩm nấm sạch Sáng Thiện luôn khẳng định và giữ vững thương hiệu. Tất cả các khâu từ trồng mới, thu hoạch và bảo quản đều được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, không sử dụng hóa chất.

Cầm trên tay bịch nấm cho chúng tôi xem, chị giảng giải: Giá thể trồng nấm như bông, mùn cưa và rơm phải được khử trùng bằng nước vôi. Sau khi khử trùng, giá thể được ủ phụ gia như bột nghệ, đạm sunfat, đạm ure, phân lân… rồi đóng bịch, thanh trùng trước khi cấy giống.

Trong quá trình chăm sóc, sử dụng nước tưới sạch, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, bệnh… Tất thảy để làm ra sản phẩm nấm sạch và tươi ngon cho người tiêu dùng.

Nhờ hướng đi đúng, mô hình nấm sạch tại xã Quang Tiến ngày càng thu hút sự quan tâm của bà con nông dân. HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện cũng dần dần khẳng định được vị thế ở phía Bắc.

Từ con số 9 xã viên ban đầu, HTX đã phát triển lên tới 29 thành viên, mỗi năm, doanh thu của cả cơ sở đạt tới hơn 3 tỷ đồng, trong đó lãi từ 600 - 800 triệu đồng.

Cắm cúi bên những bịch nấm trong lán trại, bà Giám đốc 55 tuổi thổ lộ với chúng tôi ý định đang nhen nhóm là sẽ sản xuất thêm nhiều loại nấm cao cấp như nấm kim châm, nấm đùi gà, đông trùng hạ thảo…

Mong muốn lớn nhất của chị là mở rộng nghề trồng nấm trên toàn quốc bằng việc truyền và dạy nghề cho bà con khắp các tỉnh thành để đưa sản phẩm nấm sạch, đa dạng đến với người tiêu dùng, bằng việc hình thành các tổ nhóm, HTX trồng nấm.

 

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm