| Hotline: 0983.970.780

Nguy hại giấm ăn pha chế bằng... axit

Thứ Bảy 30/04/2016 , 09:01 (GMT+7)

Giấm là loại gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn, có nhiều tác dụng làm sạch và khử mùi. Đặc biệt, giấm ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin, axit amin, các axit hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều gia đình ưa chuộng. 

Tuy nhiên, hiện nay có không ít cơ sở sản xuất vì lợi nhuận mà đầu độc sức khỏe người tiêu dùng bằng giấm giả, giấm bẩn, gây nguy hiểm vô cùng lớn đến người tiêu dùng.

Hiểm nguy từ giấm làm bằng axit...

Giấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic. Để sản xuất các loại giấm ăn, người ta chọn phương pháp lên men các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường như gạo hoặc trái cây. Cũng chính vì thế sản phẩm giấm ăn thu được có chứa thêm một lượng lớn các axit amin, vitamin và muối khoáng có sẵn trong gạo hoặc trái cây.

Điều này làm cho giấm ăn có ích đối với cơ thể con người, vì vậy giấm là một loại nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món ăn hàng ngày như tăng hương vị cho nước chấm, salad, gỏi... Ngoài ra, với nhiều phụ nữ, giấm còn có công dụng trong việc làm đẹp, giảm cân.

Tuy nhiên, khi thông tin về các loại giấm được pha chế từ nước lã với axit trong thời gian qua được Công an phát hiện ngày càng nhiều đã khiến nhiều người tiêu dùng lo sợ khi sử dụng giấm mua trên thị trường.

Cụ thể như báo đài đưa tin, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt quả tang một cơ sở sản xuất giấm giả. Chủ cơ sở sản xuất khai nhận “công thức” sản xuất giấm là dùng axit axetic pha với nước lã rồi đóng vào chai (loại 500 ml và 1,5 lít). Cứ 1 lít axit pha với 100 lít nước sẽ cho ra khoảng 101 lít nước giấm. Mỗi ngày cơ sở sản xuất được 15 thùng (mỗi thùng 24 chai), bán với giá 25.000 đồng một thùng.

Theo giá thị trường, 1lít axit axetic có giá 15.000 - 16.000đ/lít, mỗi năm cơ sở chỉ sử dụng hết 40 lít axit x 16.000đ = 640.000 đồng. Sản xuất được 10.000 chai giấm gạo x 8.000 đồng (giá bán lẻ) = 80.000.000 đồng, vì lợi nhuận quá cao đó mà tình trạng làm giả giấm bằng axit ngày càng tăng, xem thường sức khỏe của người tiêu dùng.

Về tác hại giấm được pha chế bằng axit là rất nguy hiểm nếu người ta sử dụng loại axit axetic để pha chế giấm. Vì trong axit axetic có rất nhiều tạp chất có chứa các chất độc có hại với sức khỏe con người như anđehit axetic hoặc metanol…Do vậy, nếu ăn phải loại giấm này có thể gây đau đầu, rối loạn thần kinh. Nhưng nếu quá trình sử dụng loại giấm này kéo dài sẽ làm nguy hại cho dạ dày.

Vì axit tiếp xúc quá nhiều sẽ làm cho dạ dày đỏ, kích thích, đau, viêm loét...lâu ngày những viêm, loét có thể biến đổi thành ung thư. Ngoài ra sử dụng dấm loại này về lâu dài sẽ có sự tích tụ bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan nội tạng như gan, thận và tim.

Cách phân biệt giấm thật, giấm pha axit...

Sau đây là một vài phương pháp người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là giấm pha axit chứ không phải do lên men tự nhiên, bằng cách thông qua: mùi hương, màu sắc, giá thành và những đặc điểm khi chế biến thức ăn.

09-23-04_tvtd-1
Giấm pha axit bị bắt giữ

Về màu sắc đây là cách nhận diện nhanh nhất. Đối với giấm pha axit, màu sẽ rất trong do không bản thân chúng không có các thành phần tinh bột, các chất cao phân tử... Vì vậy, nhiều trường hợp, các cơ sở sản xuất sẽ phải phụ thêm chất tạo màu để giấm có màu hơi vàng.

Đối với mùi hương, giấm pha axit phải bổ sung chất tạo hương trong quá trình sản xuất, do đó mùi hương sẽ không bền, khi ngửi cảm nhận được mùi của este và cồn, không có mùi thơm đặc trưng như giấm thông thường.

Khi nếm nếu giấm lên men tự nhiên thì giấm có vị chua thanh và ngọt, còn giấm pha chế bằng axit thì khi nếm sẽ có vị chua gắt và hắc.

Còn về màu sắc thì giấm do lên men tự nhiên, độ trong thấp và thời gian giữ độ trong ngắn hơn. Nếu là lên men tự nhiên thì sau một thời gian ngắn sẽ tạo kết tủa, đục và nếu như độ lọc không cao thì màu đục sẽ càng rõ. Còn đối với giấm pha chế bằng axit, dù để 1 đến 2 năm vẫn giữ được độ trong.

Về giá thành, các loại giấm axit tràn lan trên thị trường hiện nay, với giá chỉ từ 5000-8000đ/ chai 500ml. Giấm pha axit rẻ hơn nhiều so với giấm tự nhiên vì axit axetic có giá thành rất rẻ.

Axit axetic đậm đặc dùng trong thực phẩm bán ngoài thị trường với giá 15.000 - 16.000đ/lít với nồng độ 98%, khi nhà sản xuất pha chế xuống còn 3-4% thì thực sự giá rất rẻ so với giấm tự nhiên. Vì vậy khi thấy giấm có giá thành quá rẻ thì chắc chắn là giấm làm bằng hóa chất do đó người tiêu dùng không nên chọn mua.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm