| Hotline: 0983.970.780

Nhà tạm lánh

Thứ Hai 27/07/2015 , 06:14 (GMT+7)

Nếu như trước đây, mỗi lần bị chồng đánh, chị Nguyễn Thị Nh ở xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường âm thầm chịu đựng, thì giờ đây chị đã biết tìm đến nơi an toàn để tạm lánh.

Muốn ly hôn ở tuổi ngũ tuần

Ở cái tuổi 51, làng chị đã nhiều người lên chức ông bà. Thế nhưng, chị Nh vẫn đang loay hoay, xoay sở với ông chồng bạo hành và mấy cậu con trai chưa dám lập gia đình vì sợ bố.

Người đàn bà bé nhỏ, gầy quắt kể lại cuộc đời mình trong nước mắt. Chị bảo, chị sẽ quyết tâm ly hôn, để con cái có nơi để về. Chứ như bây giờ, mẹ con muốn gặp nhau cũng khó.

28 năm lấy chồng là ngần ấy năm chị Nh sống trong đau khổ, cuộc sống đầy khó khăn, trắc trở. Chồng chị không hề có trách nhiệm với gia đình, suốt ngày chìm đắm trong cờ bạc, chơi bời.

Không những thế, anh ta còn thường xuyên mắng vợ, chửi con, không từ cả những lúc thượng thẳng chân, hạ thẳng tay.

Những đứa con lần lượt tới tuổi 18, anh “lùa” chúng đi làm và yêu cầu đem tiền về cho bố chơi bời. Con không nghe, anh quát vợ không biết dạy con. Anh đuổi từ thằng lớn tới thằng bé.

Các con không chịu được bỏ nhà đi, lúc nào nhớ mẹ quá thì về, nhưng phải đợi bố đi vắng. Có bận, anh về khi con chưa kịp đi, anh quát luôn: “Mày là thằng nào? Sao mày dám vào nhà tao? Mày định lấy trộm cái gì? Ra khỏi nhà tao ngay không tao đánh chết”…

Mấy đứa con sợ quá đi luôn nhưng trong lòng không khỏi lo lắng, dặn dò mẹ phải cẩn thận. Chúng còn qua hàng xóm, nhờ người ta, nếu thấy bố đánh mẹ thì sang cứu giúp. “Còn gì đau khổ hơn khi phải sống trong cảnh này không?”, chị Nh nước mắt ngắn dài.

Chị Nh bị đánh từ khi còn trẻ, đến giờ chị vẫn nhớ mãi trận đòn đau hồi 30 tuổi. Đó là hôm anh đi ăn cỗ về, người có chút men nên dọa vợ con. Lời qua tiếng lại, anh khùng lên, đuổi chị về nhà mẹ đẻ.

Chị đem con về quê ngoại hai ngày, đến khi trở về nhà, anh viết đơn sẵn, chị ký luôn thì bị chồng túm tóc, quật vào đống rơm, đánh đấm dã man. Lúc ấy, chị chỉ muốn chết quách cho xong, nhưng mẹ chồng và các con can ngăn, nghĩ thương bọn trẻ nên chị lại cắn răng chịu đựng.

Để rồi, suốt gần 30 năm làm vợ, chị liên tục phải chịu đòn từ người chồng mải chơi, thường xuyên đánh đập vợ, dù chị rất chịu khó, hay lam hay làm.

Thời gian gần đây, chồng chị Nh ngày càng quá quắt, anh đòi bán đất, bán ruộng để lấy tiền chơi bời, trả nợ. Lên chính quyền thôn phân bua, tìm gặp cán bộ phụ nữ để có nơi tin cậy, chị Nh được tư vấn, hỗ trợ về mặt tư pháp.

Biết rằng, không thể thay đổi được tính cách chồng, cũng không thể mãi sống trong cảnh bạo hành, lại ảnh hưởng đến tương lai các con, chị Nh quyết định ly hôn. Hiện nay, chị đang hoàn tất các thủ tục và phải về nhà bố mẹ đẻ, vì chồng dọa: “Gặp đâu giết đấy”.

Khoảng trống thực thi chính sách

Số liệu từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình và phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy, gần 60% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong đời.

Trung bình mỗi năm xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 8.000 vụ ly hôn và 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng mà nguyên nhân là do bạo lực giới.

Thế nhưng, một con số đáng buồn là có tới 87% người bị bạo lực giới đã không tìm đến sự giúp đỡ từ các dịch vụ công cộng; 54% người bị bạo lực giới nghĩ rằng các biện pháp xử lý của công an chưa nghiêm, chỉ có 8% người bị bạo lực giới đã được cán bộ tư pháp để tìm kiếm trợ giúp pháp lý, 66% người bị bạo lực giới không hài lòng với việc hòa giải tại cộng đồng…

Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự hiện nay dành cho nạn nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam được công bố gần đây với sự tham gia của 900 phụ nữ bị ảnh hưởng cho thấy thực trạng tương tự: 77% vụ việc được hòa giải không đạt kết quả mong đợi và bạo lực vẫn tiếp diễn. 66% không hài lòng với việc hòa giải tại cộng đồng. 90% phụ nữ bị bạo lực cho biết họ bị trầm cảm, sợ hãi, hoảng loạn và mất ngủ do bạo lực gia đình. 

Có mặt tại Hội thảo “Xây dựng mô hình dịch vụ dành cho người bị bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet)” được tổ chức ngày 30/6 tại Hà Nội, từ câu chuyện của chính mình, chị Nh tha thiết đề nghị xây dựng tại mỗi xã một nhà tạm lánh – là nơi trú ẩn tạm thời cho người bị bạo lực và cung cấp các dịch vụ tư vấn về tâm lý và pháp lý cơ bản.

Điều này đã được ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thông tin, hiện Đề án phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 đang được Bộ này xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2015.

Trong đề án, nội dung dự án 5 là duy trì và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng. Mục tiêu của dự án là thí điểm và xây dựng 200 nhà tạm lánh tại cộng đồng đạt chuẩn.

Hy vọng, những mơ ước giản dị, nhưng cũng vô cùng thiết thực của những nạn nhân bị bạo hành như chị Nh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm