| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản: Kén lao động có tay nghề

Thứ Hai 27/12/2010 , 10:01 (GMT+7)

Chẳng cần phải quảng cáo nhiều nhưng được làm việc tại Nhật Bản vẫn là ước mong của rất nhiều người lao động Việt Nam.

Chẳng cần phải quảng cáo nhiều, chẳng cần phải logo, áp phích lớn nhưng được làm việc tại Nhật Bản vẫn là ước mong của rất nhiều người lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH), hiện nay, chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.

Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông Á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới, dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông với khí hậu thay đổi, khí hậu cận nhiệt đới ở phía Nam đến khí hậu lạnh ở phía Bắc. Về mùa đông ở Nhật Bản, nhiệt độ ở nhiều vùng xuống dưới 0oC. Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD tương đương 98,46 Yên.

Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm.

Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.

 Hiện nay, tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 20.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản.

Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng. Trợ cấp tu nghiệp bình quân của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 500 – 600 USD/tháng. Thu nhập trong năm thứ 2 và thứ 3 đạt khoảng 700 USD – 800 USD/tháng.

Hiện nay, tại Nhật Bản có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. 

Box: Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải cũng cho hay, hiện có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề khác nhau, trong đó có 30% lao động là nữ. Số lượng lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn. Tính đến giữa năm 2010, Bộ đã cấp giấy phép cho 170 doanh nghiệp (DN) được phép XKLĐ.

Theo quy định, một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm là: Sử dụng giấy phép của DN khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý DN bị thu hồi giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài; Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động; Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật này; Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động.

Cũng theo đại diện Cục QLLĐNN, từ đầu năm đến nay Cục đã phát hiện và xử lý 6 công ty có giấy phép XKLĐ nhưng không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng không đầy đủ; Không đăng ký hợp đồng tại Cục QLLĐNN; Tuyển chọn lao động nhưng không đào tạo ngoại ngữ, kiến thức văn hóa cho họ; Không trực tiếp tuyển chọn lao động; Chi nhánh lại ký hợp đồng với người lao động thay công ty. Với những vi phạm này, DN có thể bị phạt tiền từ 25-40 triệu đồng cho mỗi hành vi, tùy theo mức độ vi phạm.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm