| Hotline: 0983.970.780

Nhiều người còn thờ ơ với dịch sốt xuất huyết!

Thứ Ba 22/08/2017 , 07:20 (GMT+7)

Sau đợt ra quân đồng bộ, dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội được Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết có chững lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, dịch vẫn tiềm ẩn bùng phát bởi ý thức phòng bệnh của người dân vẫn chưa thực sự quyết liệt.

Phun để... ngộ độc à?

PGS. TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thừa nhận, ý thức của người dân đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chủ quan. Ngay cả khi thành phố ra quân tổng vệ sinh, phun thuốc muỗi đến từng hộ gia đình thì vẫn có nhiều người dân bất hợp tác. Qua thống kê, có tới 20% hộ gia đình đi vắng khi cán bộ tới diệt bọ gậy, 5% không cho phun hóa chất, 7% hộ gia đình đi vắng khi phun hóa chất trong ổ dịch. 

12-04-54_long_qung
Chuyên gia y tế phát hiện nhiều ổ loăng quăng trong nhà dân

Chị Nguyễn Minh Thái (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Mặc dù khu nhà chị đã xuất hiện ổ dịch SXH, trạm y tế phường đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, trước mỗi lần phun, tổ trưởng tổ dân phố đã đến từng nhà phát giấy thông báo về việc này, nhưng ngày hôm sau, khi cán bộ y tế đến nhà chị vẫn "cửa đóng then cài”.

Chị bảo: Nhà tôi nhiều đồ lắm, không phun được. Trong nhà tôi kín nên không có muỗi. Bọn trẻ con nhà lớn hết rồi, đi làm cả ngày, tối về nằm màn ngủ nên không sao. Chứ phun thuốc vào không chết vì SXH ngay mà lại chết vì ung thư sau này.

Không có bọ gậy, không có loăng quăng, không có SXH. Qua kiểm tra thực tế tại nhiều hộ gia đình, việc thực hành làm như thế nào để không có bọ gậy lại không tốt. Trong khi, cứ 10 năm số ca mắc SXH thường tăng gấp đôi, vì vậy khẩu hiệu: Không có muỗi, không có loăng quăng thì không có SXH, không bao giờ cũ và đây là việc dễ làm. Chỉ cần hai ngày là đủ để muỗi đẻ trứng và bắt đầu vòng đời mới. Vì thế, mỗi người dân nên thay nước bình hoa hằng ngày, chú ý diệt loăng quăng bằng thu dọn phế thải, chai, lọ, bình, vỏ xe… chứa nước đọng. (PGS. TS Hoàng Đức Hạnh)

Với cách hiểu thế nên chị Thái thờ ơ với công cuộc phòng chống dịch, coi dịch SXH không liên quan đến gia đình chị.
 

Chống dịch nửa vời

Không chỉ thờ ơ với dịch, nhiều hộ gia đình lại chống dịch kiểu nửa vời. Đơn cử như gần đây nhất, vào ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đi thị sát tình hình chống dịch tại phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Ba Đình, Hà Nội) - 1 trong 12 quận, huyện đang ở mức báo động đỏ của dịch với gần 300 ca mắc, trong đó phường Thụy Khuê chiếm 67 ca cũng khá bất ngờ với sự hiểu lơ mơ của người dân về phòng dịch.

Theo đó, đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 2 hộ gia đình, tại ngõ 282 phường Thuỵ Khuê, các chuyên gia Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương không thấy muỗi nhưng phát hiện 5 ổ bọ gậy, trong đó 4 ổ chứa muỗi aedes truyền bệnh SXH: tại lọ hoa cây phất lộc để góc cầu thang, sân thượng, phế thải, họng sàn thoát nước.

Ổ bọ gậy này chỉ 1-2 ngày là nở thành muỗi trưởng thành. Chủ nhân của những ngôi nhà này cũng chia sẻ với đoàn kiểm tra, gia đình không có muỗi vì vừa phun ngày 14/8. Họ cũng khá bất ngờ khi phát hiện ổ bọ gậy trong nhà.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Chủ tịch phường Thuỵ Khuê, cũng thừa nhận một bộ phận người dân vẫn thờ ơ, chủ quan cho rằng phun hóa chất diệt muỗi là diệt được cả bọ gậy, và chỉ phun hóa chất trong vòng bán kính 100 m trong ổ dịch, từ tầng 1 lên tầng 5 còn lại là “không sao”.

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thì để ngăn ngừa dịch SXH thì nhiệm vụ chủ yếu đặc biệt quan trọng là chủ động diệt bọ gậy tại hộ gia đình và xung quanh nhà như bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, chai lọ chum vại vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, các nơi chứa nước tự nhiên ở hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các hố ga ngăn mùi, bể cây cảnh...

Trên 9 vạn trường hợp mắc SXH

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến cuối tuần qua cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc SXH, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp. Tính đến hiện tại, theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh); tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội đứng thứ 3 trong cả nước (sau Đà Nẵng và Bình Dương).

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc SXH, so với tuần trước số mắc giảm 7 trường hợp, có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, năm 2017, dịch đến sớm từ đầu tháng 5 và gia tăng nhanh trong các tháng 6 và tháng 7. Đáng lưu ý, bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành và huyện Thanh Trì (chiếm 80% tổng số bệnh nhân).

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm