| Hotline: 0983.970.780

Những phong tục đón năm mới kỳ lạ

Thứ Hai 29/12/2014 , 09:34 (GMT+7)

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên thế giới có những cách đón năm mới riêng kỳ lạ và không kém phần thú vị. Chẳng hạn như thay quần lót lúc nửa đêm hay đón năm mới trong nghĩa địa.

Trên thế giới có biết bao nhiêu cách đón mừng năm mới, thời khắc quan trọng của một năm. Đó có thể là những giây phút lắng đọng, điểm lại những việc làm trong năm qua, nhớ về những người đã khuất. Đó cũng có thể là thời gian vui chơi, tụ họp, mong chờ một năm mới tốt đẹp.

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những cách đón năm mới riêng. Hãy điểm qua vài phong tục được cho là kỳ lạ nhất nhưng cũng không kém phần thú vị.

Váy chấm bi

Mặc váy chấm bi hoặc ăn trái cây có hình tròn là những việc mà người Philippines thường làm vào mỗi dịp năm mới. Họ có niềm tin đặc biệt rằng mặc hoặc ăn cái gì có hình tròn sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

14-51-39_vu00e1y-chu1e5m-bi-1
Mặc váy chấm bi là phong tục năm mới của người Philippines

Do vậy, năm mới là dịp đường phố Philippines phấp phới những tấm áo váy đủ loại, cái nào cũng có hoa văn hình tròn. Các cô gái thường mặc váy ngắn liền áo điểm hoa văn chấm bi. Họ tin rằng làm thế sẽ mang lại tiền bạc trong suốt năm.

Đổ chì nóng chảy vào bát nước

Người Đức và người Áo không dùng váy chấm bi, thay vào đó, họ có cách khơi gợi niềm hy vọng năm mới bằng cách đổ chì. Chì được nấu chảy rồi đổ vào một cái bát đựng nước.

Hình dạng của miếng chì trong nước là cơ sở để dự đoán những gì sẽ diễn ra trong năm mới. Ví dụ miếng chì có hình mỏ neo thì có nghĩa người đổ chì vào bát trong năm nay sẽ cần được giúp đỡ. Nếu miếng chì tròn hình quả bóng có nghĩa là năm nay sẽ có nhiều may mắn về tiền bạc. Còn nếu chì có hình chữ thập, điều đó ám chỉ cái chết.

Mặc đồ lót màu mè cầu may

Ở Mexico, người ta cầu vận may và hạnh phúc bằng cách mặc quần lót nhiều màu. Ai tìm kiếm vận may sẽ mặc đồ lót màu vàng, ai tìm kiếm thành công trong tình yêu thì mặc quần đỏ. Tập tục này ngoài Mexico, phổ biến ở một số nơi khác như Sao Paolo (Brazil), La Paz (Bolivia).

Đốt ảnh để quên quá khứ

Người Ecuador trong dịp năm mới thường có tập tục đốt ảnh, với ý nghĩa bỏ lại đằng sau những gì đã diễn ra. Cho dù việc đốt ảnh chân dung thường bị coi là điều cấm kỵ ở nhiều nước, nhiều nền văn hóa, người Ecuador lại rất vui vẻ làm việc này vào đêm cuối năm. Họ tụ tập ngoài đường với những bức ảnh gợi nhớ những điều không hay đã diễn ra hoặc những ngày buồn tẻ trong năm qua. Tất cả bị đốt như một cách tống tiễn những điều không vui, đón chờ tương lai tươi sáng hơn.

Đón năm mới tại nghĩa địa

Có vẻ lạ lùng nhưng dân TP. Chiledo (Chile) thường đón giao thừa ở nghĩa địa. Ở thị trấn nhỏ Talcain, người ta đi tới nghĩa trang vào đêm cuối năm, thăm mộ người thân. Vào tầm 11h đêm, hầu như mọi nghĩa trang của thành phố đều có rất đông người. Phong tục này có từ năm 1995.

14-51-39_u0110u00f3n-gio-thu1eeb-trong-nghu0129-u0111u1ecb
Đón năm mới trong nghĩa địa

Lúc đó, vào thời điểm giao thừa, một gia đình người địa phương đã cùng nhau tới nghĩa trang, lúc đó đóng cửa vì chưa có tục lệ thăm mộ vào ban đêm, nhất là thời điểm đêm cuối năm. Cả gia đình đã phải leo tường vào khu nghĩa địa.

Việc này dần trở nên phổ biến. Năm nay, dự kiến sẽ có hơn 5.000 người địa phương đón giao thừa tại các nghĩa địa.

Làm công ích cầu may

Tuy nghe có vẻ lạ, nhưng tục lệ này phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dịp năm mới, nhiều người sẽ tham gia giúp đỡ những người khó khăn, người kém may mắn thông qua các hoạt động công ích, gây quỹ. Họ tin rằng làm như thế, họ sẽ gặp may mắn suốt năm. Với niềm tin ấy, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nhiều sự kiện, được tổ chức vào dịp năm mới với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng và ủng hộ tài chính giúp đỡ người nghèo.

Bữa tối cho một người

Người Đức có một tập quán hiếm thấy trong dịp năm mới, với hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến trong suốt năm: xem lại vở kịch của người Anh “Bữa tối cho một người”. Tập tục này có từ năm 1972. Tuy nhiên, rất ít người biết vì sao và câu chuyện đằng sau tập tục này là gì. Tuy khó hiểu những nó rất phổ biến ở Đức. Người Đức thường nói câu “Thủ tục như mọi năm” trong dịp đón năm mới. Nhiều người tuy nói những thực ra cũng không hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy.

Thay quần lót vào lúc nửa đêm

Cũng na ná như ở Mexico khi người ta ưa mặc đồ lót màu mè vào dịp năm mới, nhưng người Bolivia có cách làm khác một chút: Họ đợi đến nửa đêm mới thay đồ lót mới, thường là màu vàng. Họ tin rằng thay đồ vào thời điểm đó sẽ mang lại những thay đổi, cụ thể là vận may sẽ đến với mỗi người.

Muốn có chồng, giấu lá tầm gửi dưới gối

Hầu hết các cô gái chưa chồng ở Ireland thường giấu lá cây tầm gửi dưới gối của họ với hy vọng lấy được người chồng tốt.

14-51-39_giu1e5u-cu00e2y-tu1e7m-gu1eedi-xuu1ed1ng-du01b0u1edbigu1ed1i-u0111u1ec3-cu1e7u-mu1ed9t-tu1e5m-chu1ed3ng
Giấu cành lá tầm gửi xuống dưới gối cầu một tấm chồng

Trong văn hóa của người Ireland, hành vi này cũng còn có ý nghĩa nữa là quét đi những vận rủi, mở đường cho những điều tốt đẹp.

Hôn nhau lúc nửa đêm

Đây là phong tục có từ rất lâu ở Mỹ. Trao cho người thân yêu những nụ hôn vào đêm giao thừa được tin là sẽ mang đến may mắn và những điều tốt đẹp trong năm mới. Hành động này cũng biểu thị mong muốn về tình yêu đích thực, giúp người ta loại bỏ những ký ức không hay về nhau.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm