| Hotline: 0983.970.780

Nước tưới cho Tây Nguyên

Cần trợ lực chính sách

Thứ Năm 18/04/2024 , 15:25 (GMT+7)

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Phần lớn người trồng cà phê ở Tây Nguyên hiện nay vẫn sử dụng béc tưới trên cao, hiệu quả tưới thấp và lãng phí nước. Ảnh: Tuấn Anh.

Phần lớn người trồng cà phê ở Tây Nguyên hiện nay vẫn sử dụng béc tưới trên cao, hiệu quả tưới thấp và lãng phí nước. Ảnh: Tuấn Anh.

Nông dân chưa mạnh dạn đầu tư tưới tiết

Bài liên quan

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên người dân vẫn áp dụng tưới cho cây cà phê bằng biện pháp tưới dí truyền thống và một số tưới phun mưa diện rộng, trong khi tỷ lệ tưới tiết kiệm còn ít.

Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, phần lớn người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn cà phê bởi chi phí đầu tư cao. Trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này cũng gặp không ít khó khăn.

Ông Hoàng Danh Chuyền (thôn 7, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, gia đình hiện có hơn 10ha cà phê, trong đó 1/2 diện tích chưa có hệ thống tưới tiết kiệm.

Theo ông Chuyền, hệ thống tưới tiết kiệm rất hiệu quả nhưng vốn đầu tư lớn, người dân khó có khả năng đầu tư. "Đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm hết hơn 60 triệu đồng, trong khi 1 năm tưới trung bình chỉ có 5 lần, mỗi lần tưới chi phi cũng chỉ khoảng 1,5 triệu đồng. Chính vì vậy, nhiều người dân có tâm lý ngại bỏ khoản tiền lớn để đầu tư", ông Chuyền nói.

Nhiều hộ dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn nên chưa thể đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm trên cây cà phê. Ảnh: Tuấn Anh.

Nhiều hộ dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn nên chưa thể đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm trên cây cà phê. Ảnh: Tuấn Anh.

Bài liên quan

Ông Nguyễn Tri Sáu, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung (huyện Đăk Hà, Kon Tum) cho biết, hiện nhu cầu đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm còn rất lớn nhưng do chi phí đầu tư cao khiến nhiều người dân còn e ngại. Chỉ tính riêng trong xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) có hơn 3.000ha cà phê, nhưng chủ yếu áp dụng công nghệ tưới béc phun trên cao, trong khi diện tích áp dụng tưới phun mưa tận gốc không đáng kể.

“Do chi phí đầu tư lớn nên không phải hộ dân nào cũng có thể lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Chính vì vậy, rất mong nhà nước hỗ trợ đầu tư để các thành viên trong HTX hướng đến sản xuất cà phê bền vững, nâng cao năng suất, tăng thu nhập”,ông Sáu chia sẻ.

Bài liên quan

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc HTX Sản xuất - Thương Mại - Dịch vụ - Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho biết, tỷ lệ diện tích áp dụng tưới tiết kiệm trên vườn cà phê của HTX (bao gồm tưới phun béc trên ngọn cây và tưới nhỏ giọt dưới gốc cây) mới chỉ đạt khoảng 2%. Điều này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ vườn cây của HTX vẫn tưới nước theo phương thức truyền thống.

Theo ông Thanh, có rất nhiều khó khăn, trở ngại khiến các hộ dân chưa thể đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Trong đó, chi phí đầu tư hệ thống tưới phun mưa tận gốc quá cao, khoảng hơn 60 triệu đồng là nguyên nhân chính khiến người dân chưa dám đầu tư.

Mặt khác, nhiều vườn cà phê lắp đặt xong hệ thống tưới tự động thường hay bị mất cắp nên các hộ dân lo sợ. Chính vì vậy, cần phải quy hoạch hệ thống tưới tiết kiệm theo từng vùng trồng cà phê để có sự quản lý, giám sát giữa các hộ dân, tránh tình trạng mất cắp xảy ra.

Để đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm, người dân phải bỏ chi phí khoảng hơn 60 triệu đồng/ha. Ảnh: Tuấn Anh.

Để đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm, người dân phải bỏ chi phí khoảng hơn 60 triệu đồng/ha. Ảnh: Tuấn Anh.

Bài liên quan

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Păh cho biết, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, nhất là việc tưới tiết kiệm cho cây cà phê trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm trên địa bàn huyện còn ít, nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn với các vùng nguyên liệu lớn theo tiêu chuẩn để các nhà đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, nhiều người dân chưa đủ vốn hoặc chưa mạnh dạn để áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, vẫn còn tâm lý trông chờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn của nhà nước.

“Thời gian tới, huyện sẽ có chương trình hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm theo hình thức đối ứng với tỉ lệ 40/60 trên diện tích hơn 200ha các loại cây trồng, trong đó đặc biệt ưu tiên cho cây cà phê”, ông Sơn chia sẻ.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp để tăng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của việc áp dụng tưới tiết kiệm nhằm giảm công tưới nước, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên nước. Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất cây trồng, thay đổi dần phương thức sản xuất để người dân tiếp cận và chủ động áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Tưới tiết kiệm cần gắn với sản xuất tập trung

Bài liên quan

Theo Chi cục Thủy lợi Đắk Lắk, hiện nay, việc áp dụng tưới tiết kiệm còn rất khiêm tốn một phần do nhận thức của người dân còn hạn chế. Trình độ và phong tục, tập quán của người dân ở một số nơi chưa bắt kịp với yêu cầu vận hành của công nghệ.

Ngoài ra, chi phí đầu tư tưới cho cây trồng cạn bằng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở địa phương tương đối lớn, khoảng từ 70 triệu đồng/ha, trong khi giá cả nông sản bấp bênh nên người dân gặp khó khăn về kinh phí để thực hiện.

Không phải hộ dân nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống tưới phun mưa tận gốc. Ảnh: Minh Quý.

Không phải hộ dân nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống tưới phun mưa tận gốc. Ảnh: Minh Quý.

Bài liên quan

Ngoài ra, khi đầu tư mô hình tưới tiết kiệm, việc bảo quản thiết bị gặp nhiều khó khăn do nương rẫy thường ở xa nhà dân, thường bị kẻ gian phá hoại, lấy trộm. Hiện nay, cơ sở hạ tầng do người dân tự đầu tư khai thác, đường vào khu sản xuất từng bước đã được nâng cấp, có điện lưới. Tuy nhiên, mạng lưới điện đến khu sản xuất ở một số khu vực còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu cho người dân chủ động sản xuất.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận các cơ chế, chính sách của các tổ chức thủy lợi cơ sở và cá nhân còn hạn chế, kể cả việc tiếp cận nguồn tài chính; các cơ chế chính sách chưa được phổ biến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, việp áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trong đó có mô hình tưới tiết kiệm đang là trở ngại lớn.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, việc tưới tiết kiệm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động. Tuy nhiên, nhược điểm đầu tư ban đầu của các mô hình tưới tiết kiệm là chi phí cao. Ngoài ra, hiện nay người dân đang sản xuất nhỏ lẻ nên việc đầu tư mô hình tưới tiết kiệm chưa thấy được hiệu quả rõ rệt trước mắt.

Do đó, các mô hình tưới tiết kiệm muốn thấy được hiệu quả rõ rệt thì cần tập trung ở quy mô lớn. Nếu muốn mở rộng các mô hình tưới tiết kiệm phải gắn với việc sản xuất tập trung như HTX, nhóm hộ.

“Bây giờ có một lỗi trong dân là sử dụng phương pháp tưới mới nhưng áp dụng quy trình cũ. Muốn hiệu quả thì phương pháp nào phải sử dụng quy trình đó. Nếu tưới đúng, lúc nào đất cũng có độ ẩm thì cây cà phê phát triển rất tốt và cho năng suất cao.

Người dân mong mỏi có những chính sách hỗ trợ từ nhà nước đề đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Ảnh: Minh Quý.

Người dân mong mỏi có những chính sách hỗ trợ từ nhà nước đề đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Ảnh: Minh Quý.

Hiện tại người dân chưa nhận ra được hiệu quả của mô hình tưới tiết kiệm. Do đó cơ quan chức năng cần có định hướng, nhất là những khu vực có liên kết sản xuất. Việc triển khai tập trung áp dụng tưới tiết kiện sẽ giúp việc sử dụng, bảo vệ, bảo trì sẽ dễ dàng hơn. Cái khó nhất để triển khai mở rộng áp dụng tưới tiết kiệm hiện nay là diện tích canh tác nhỏ lẻ. Đây là rào cản lớn nhất”, ông Hà nhấn mạnh. 

"Để nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm, các chương trình, dự án khuyến nông cần tập trung làm các mô hình điểm để người dân học hỏi. Phương pháp tưới tiết kiệm hiệu quả nhất hiện nay là phun mưa tại gốc và tưới nhỏ giọt. Người dân cần sử dụng quy trình tưới đã được Bộ NN-PTNT ban hành, khuyến cáo sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao", TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nêu quan điểm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm