| Hotline: 0983.970.780

Những tác phẩm 'chẳng giống ai' thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới

Thứ Bảy 29/07/2017 , 07:10 (GMT+7)

Đây là những tác phẩm "chẳng giống ai", đẹp cả về nghệ thuật lẫn ý nghĩa tâm linh, kinh tế hay môi trường, du lịch..., thể hiện tính sáng tạo không ngừng của con người, trang tin Dailymail.co.uk của Anh vừa cập nhật.

1. Thuyền Ark Noah mô phỏng

Tính đến năm 2012, nghệ sĩ người Hà Lan Johan Huibers đã dành trọn hai thập kỷ năm để xây dựng một bản sao có kích thước thật về con thuyền Ark Noah, có trong Sách Sáng Thế (Book of Genesis) với vốn đầu tư khoảng 1,2 triệu USD.

11-25-10_1
11-25-10_1-
Thuyền dài 130, 3m rộng 23m, trọng lượng gần 3.000 tấn được làm từ gỗ thông, gia cố bằng thép, có đủ khả năng đi biển

Tích về thuyền Ark Noah có thể tóm tắt như sau: Trận đại hồng thuỷ nhận chìm thế giới được thuật lại trong Sách Sáng Thế. Khi Chúa quyết định phá huỷ tác phẩm của mình do tội lỗi con người, chỉ duy nhất Noah là được cứu sống vì ông có đạo đức và có tâm. Chúa đã chỉ dẫn ông chi tiết về cách đóng thuyền (thường gọi là thuyền Ark Noah), giống như một căn nhà dài, có mái che với hình đầu hồi và nhiều phòng nhỏ.

Khi trời bắt đầu mưa, Noah cùng gia đình xuống thuyền, kèm theo các cặp đôi đại diện các loài sinh vật. Trời tiếp tục mưa cho đến khi toàn bộ mặt đất bị ngập, cuối cùng mưa cũng tạnh và nước bắt đầu rút. Thuyền cập bến vùng núi Ararat, Noah thả chim để xem khi rời thuyền có an toàn hay không. Ban đầu ông thả một con quạ, và hơn ba lần như thế, ông mới thả tiếp chim bồ câu. Khi chim bồ câu cuối cùng không trở về, Noah biết rằng mặt đất đã khô, thế là tất cả đã lên bờ. Khi đặt chân lên mặt đất khô ráo, việc làm đầu tiên của Noah là cúng tế. Chúa chấp nhận điều này, quyết định không bao giờ đọa đày thế giới nữa vì tội lỗi con người.

Theo Johan Huibers, lý do để ông xây dựng thuyền Ark Noah là lo ngại tác động từ biến đổi khí hậu toàn cầu nguy cơ tái diễn nạn hồng thủy. Công việc được bắt đầu từ năm năm 1992 và sau hai thập kỷ thuyền Ark Noah đã ra đời, thuyền dài 130, 3m rộng 23m. Trọng lượng gần 3.000 tấn được làm từ gỗ thông, gia cố bằng thép, có đủ khả năng đi biển. Việc hoàn thành thuyền Ark Noah là do Huibers là "dân làng nghề" chính hiệu, một thợ mộc chuyên nghiệp, tâm huyết và có đầu óc sáng tạo. Hiện tại thuyền Ark Noah đã hoàn thành, thả neo tại Dordrecht, hay còn gọi là một bảo tàng sống với đầy đủ hiện vật y trang thuyền Ark Noah nguyên bản nêu trong Sách Sáng Thế, mang tính tâm linh, lịch sử nên thu hút rất đông du khách thập phương.
 

2. Tác phẩm điêu khắc từ vỏ trứng

Thông lệ, vỏ trứng thường được người ta vứt đi nhưng nghệ nhân làng nghề Wen Fuliang ở Thiểm Tây, Trung Quốc lại biến nó thành vàng thông qua những tác phẩm điêu khắc độc đáo và có giá trị. Rất đa dạng, nào là vỏ trứng gà, trứng ngỗng, trứng vịt, thậm chí cả trứng cút, trứng đà điểu... thành những tác phẩm nghệ thuật ai nhìn cũng thích và muốn mua. Họa tiết trong trong các tác phẩm của Wen Fuliang mô tả các danh lam thắng cảnh và muông thú nên có tác dụng quảng bá cho du lịch và lĩnh vực bảo vệ môi trường.

11-25-10_2
11-25-10_2-
11-25-10_2-b
Một nghệ nhân đang điêu khắc vỏ trứng (ảnh trên) và một số tác phẩm đã hoàn thành (2 ảnh dưới)

Theo Wen Fuliang, để làm được những tác phẩm này, trước tiên phải chọn nhưng chiếc vỏ trừng vỏ dày đều, hình thức đẹp, sau đó sử dụng bộ đồ nghề cổ truyền có hỗ trợ bằng điện, phía đầu gắn mũi kim cương, giống như nghề chạm khắc hay cắt kính. Sau đó hút bỏ lòng trắng và lòng đỏ bên trong rồi để khô, khi có "mặt bằng", Wen Fuliang mới tiến vẽ mẫu trước khi chạm trổ.

Được biết, nghệ nhân Wen Fuliang đã làm công việc này hơn 10 năm và đến nay tay nghề của ông đã đạt tới mức thuần thục. "Để tạo ra được sản phẩm như ý, người nghệ nhân phải có lòng yêu nghề, sự tập trung cao độ, chăm chỉ, tỉ mỉ và không được nóng vội", nghệ nhân Wen Fuliang tâm sự. (Ảnh 2, 2-a và 2-b)
 

3. Người mẫu La Pascualita kỳ bí

11-25-10_3
Xác ướp của một phụ nữ trẻ có tên La Pascualita được đưa ra làm người mẫu thời trang

Tại một cửa hiệu thời trang ở Chihuahua, Mexico hiện đang trưng bày một người mẫu thời trang mà người dân ở đây quen gọi là ma-nơ-canh hoặc người nộm (mannequins). Đây lại là người thật, đúng hơn là một xác ướp của một phụ nữ trẻ có tên La Pascualita, tuổi đời... không dưới 87 năm, chính thức được đưa ra trưng bày từ ngày 25/3/1930.

La Pascualita đích thực là một sản phẩm "làng nghề kiêm nghệ thuật", mang yếu tố tính tâm linh nên thu hút rất đông sự tò mò của dư luận, du khách đến chiêm ngưỡng đông hơn bất kỳ địa danh tâm linh nào khác có tại khu vực. Tuy là ma-nơ-canh nhưng La Pascualita lại không phải là ma-nơ-canh, có vẻ đẹp như người thật với đôi mắt thông minh mở to trong vắt, mái tóc mượt mà, nước da trắng hồng và chiều cao lý tưởng....

Một đồn mười, mười đồn một trăm nên La Pascualita lại càng thêm bí ẩn và nổi tiếng. Nhiều người tin rằng đây là xác ướp của một cô gái nhưng người ta lại không hiểu sao người ta lại làm việc này. Và trên 8 thập kỷ qua, cuộc sống của La Pascualita chưa có lúc nào phẳng lặng, mọi người từ khắp thế giới đổ về đây để chiêm ngưỡng, thậm chí còn sò vào hiện vật làm cho La Pascualita vốn đã bí ẩn nay lại càng ma mị...

Theo Dailymail/Ripleys- 7/2017

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm