| Hotline: 0983.970.780

Những vị tướng của trận đánh lớn: Người đề xuất phương án tác chiến “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Thứ Ba 31/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Phó Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh đã chủ trì nghiên cứu đề xuất phương án tác chiến giải phóng Sài Gòn trong “Chiến dịch Hồ Chí Minh” lịch sử./ Thiếu tướng Kim Tuấn và trận Cheo Reo

Chỉ huy từ Đại đoàn đến Binh đoàn

Cuối tháng 6/1973, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21. Đây là hội nghị cực kỳ quan trọng, nhằm khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam bằng chiến tranh cách mạng của quân và dân ta.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ức "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" (Đại tá Phạm Chí Nhân thể hiện - NXB Chính trị Quốc gia, 2000) đã viết:

“Tôi tập trung suy nghĩ những vấn đề chiến lược trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Trực tiếp giúp tôi là các đồng chí Tổng tham mưu phó Lê Trọng Tấn và Cao Văn Khánh, hai đồng chí từng chỉ huy đánh lớn, hai đồng chí gắn bó lâu năm trong nhiều chiến dịch, hai người bạn chiến đấu trung thực và chân thành”.

Ở thời điểm ấy, Trung tướng - Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh, có thể nói, là người duy nhất trong số các tướng lĩnh quân đội đã từng chỉ huy chiến đấu từ Đại đoàn đến Binh đoàn chủ lực. Người chỉ huy chiến đấu binh chủng hợp thành, người có nhiều kinh nghiệm cũng là ông.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông Cao Văn Khánh đã có mặt trên khắp các chiến trường: Khu trưởng chiến khu V (1945), Đại đoàn phó đầu tiên Đại đoàn 308 (1949) - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tư lệnh. Kháng chiến chống Mỹ ông lại tiếp tục lên đầu chiến tuyến, gắn bó với chiến trường miền Trung và Tây Nguyên với các chiến dịch lớn như Đắc Tô (1966), Khe Sanh (1968), Đường 9 (1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên (1973).

Sự từng trải trận mạc, kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu những chiến dịch lớn mà đặc biệt là sự thích ứng nhanh chóng với diễn biến chiến tranh để ông có phương án tác chiến kịp thời hiệu quả. Từ kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm  đầu, nhưng khi thời cơ đến công tác tham mưu chiến lược phải đáp ứng nhanh và có đủ các phương án đánh địch kịp thời giúp Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Đề xuất phương án tác chiến “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Cao Văn Khánh là một vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông xuất hiện đúng lúc cùng với cuộc chiến tranh cách mạng ba mươi năm giải phóng dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống hai thế lực đế quốc hùng mạnh nhất của thế kỷ XX là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Một cuộc đối đầu lịch sử không cân sức, tựa như châu chấu đá voi, giữa một bên là quân và dân Việt Nam với một bên là những đội quân nhà nghề chinh chiến có lịch sử lâu đời với những vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh có vai trò rất quan trọng ở Tổng hành dinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông đã chủ trì nghiên cứu đề xuất phương án tác chiến giải phóng Sài Gòn trong “Chiến dịch Hồ Chí Minh” lịch sử.

Đêm 15/3/1975, Cục Quân báo phát hiện một hoạt động đáng chú ý ở Trị - Thiên: Liên đoàn biệt động quân 14 Việt Nam cộng hòa chuyển ra Quảng Trị thay thế Sư đoàn lính thủy đánh bộ chuyển phần lớn vào Đà Nẵng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: Quân đội Việt Nam cộng hòa yếu hơn nhiều so với sự đánh giá của ta trước lúc mở cuộc tiến công. Kế hoạch hai năm có thể rút ngắn. Giải phóng miền Nam có thể sớm hơn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đem những suy nghĩ của mình trao đổi với các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Cao Văn Khánh, Lê Hữu Đức và một số đồng chí khác trong Bộ Tổng tham mưu. Tất cả đều đồng tình.

Cuối tháng 4/1975, giờ phút quyết định đã điểm. Chiến trường Nam bộ bùng lên như một cơn lốc. Ở Hà Nội, các cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh thường trực 24/24 giờ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Tổng tham mưu phó Hoàng Văn Thái và Cao Văn Khánh thường trực ở Sở Chỉ huy.

Trung tướng Cao Văn Khánh (1917-1980) sinh tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông từng sang Pháp học bằng Cử nhân Luật.

Ngoài công tác chỉ huy các đơn vị chiến đấu trực tiếp, Cao Văn Khánh còn đảm nhiệm Cục trưởng Cục Quân huấn, Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân (1960)... Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980)...

Từ 18 giờ ngày 29/4/1975, trận tiến công Sài Gòn - Gia Định đã bắt đầu. Lại một đêm nữa, cả Tổng hành dinh cùng thức với chiến trường, vì miền Nam, vì cả nước. Cục Quân báo vừa nắm được tình hình địch mới nhất. Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh điện gấp cho các chiến trường: “Có tin địch đã lệnh cho các tàu hải quân ở Cần Thơ, Đồng Tâm và Phú Quốc tập trung ở một địa điểm, và một số tàu đổ bộ chuẩn bị đi sang đảo Guam, 78 máy bay của ngụy đã chuyển đến Utapao… Theo dõi xem tàu hải quân có chở bộ binh theo không và có kế hoạch đánh cho kịp”.

Ngày 30/4/1975, Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh trực ban ngày hôm ấy, túc trực tại phòng tác chiến, chốc chốc lại sang “Nhà Rồng” báo cáo tình hình mới nhất với đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng Tư lệnh Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp.

11 giờ 50 phút, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng!

Tại Sở Chỉ huy, có mặt Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh, Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Trọng Yên và Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn Phạm Chí Nhân. Không ai chú ý đến nghỉ ngơi, ăn uống.

Có người đã nói, thời đại Hồ Chí Minh đã sản sinh ra một lớp người có những bộ óc thông minh tài giỏi đáp ứng với sự đòi hỏi của lịch sử. Cao Văn Khánh là một trong những người như thế - không nhiều trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau gần 30 năm chỉ huy chiến đấu khắp các chiến trường, năm 1973 ông được điều về Bộ Tổng Tham mưu với chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng.

Đại tá Nguyễn Giang Hà, nguyên Trưởng ban tổng kết của Bộ Tổng tham mưu, trong bài “Nhà Rồng và Bộ Tư lệnh 542” nhận định: “Đồng chí Cao Văn Khánh thì văn võ song toàn, dịu hiền, làm việc khoa học, coi trọng các cán bộ có trình độ, y hệt tính cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp: thương lính, yêu quý mọi cán bộ, chăm lo rèn luyện cho cấp dưới…”

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm