| Hotline: 0983.970.780

Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

Thứ Tư 29/05/2013 , 11:03 (GMT+7)

Có những người giàu lên nhanh chóng, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm thêm thuyền bè khi trúng những mẻ cá lớn. Nhưng cũng có những số phận oằn lưng kiếm ăn từng bữa.

Có những người giàu lên nhanh chóng, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm thêm thuyền bè khi trúng những mẻ cá lớn. Nhưng cũng có những số phận oằn lưng lượm từng mảnh ve chai, cá vụn, chìa tay xin từng con cá nhỏ để lo cho bữa cơm gia đình.

>> 10 thuyền đi, 9 thuyền lỗ với huề
>> Những mảnh đời ngư phủ

Làng chài tỷ phú

Tìm đến làng chài xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu), tôi ngạc nhiên về sự trù phú hiện diện ở đây. Chạy dài dọc làng, hầu như nhà ai cũng to đồ sộ, lầu 2 lầu 3, kín cổng, cao tường. Nhà nào cũng nội thất bóng loáng, xài toàn đồ xịn. Ở đây, có vài nhà mua ghe, mà giá cho mỗi chiếc ghe đâu có rẻ, ngót nghét 2 tỷ đồng. Phần lớn đều có thuyền, không còn cái cảnh tay chèo tay giữ thúng nữa.

Dọc cảng, hàng chục thuyền lớn nhỏ đậu san sát nhau, những ngư dân đắm mình trong những chầu nhậu sau chuyến đi cá hồi sáng. Vừa bàn tán, vừa hát hò say sưa.

Gặp gỡ một số ngư dân trên thuyền, tôi làm quen một tay cơ khí tên Thắng. Ngồi nói chuyện, anh kể: “Vào thời đỉnh của nghề cá, mỗi chuyến đi về kiếm hơn cả tỷ. Trừ qua trừ lại chi phí lặt vặt lãi cũng vài trăm triệu. Cảng ở đây không chỉ có ghe của xã, mà còn của những nơi khác như Đà Nẵng, Cà Mau... cũng neo đậu. Sống trên bờ nhưng phải nhờ vào ghe”.

Trò chuyện với các ngư dân khác, tôi được hay, mùa này là mùa nghỉ của những ghe, thuyền công suất lớn. Bởi lẽ, cá lớn chỉ tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 trở đi. Còn phần lớn hiện giờ là những thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ thôi.


Buổi chiều trên cảng cá

Cảng biển Phước Tỉnh bắt đầu “thức giấc” lúc 4h. Tiếng máy nổ inh ỏi từ các thuyền cá, người nói, người đặt hàng nháo nhác, râm ran động cả khu vực. Có thể với một người lạ như tôi thì cảm thấy ồn ào, nhưng với những ngư dân nơi đây thì lúc này chưa có đông đúc lắm. Mùa này cá ít, chủ yếu là những con cá trích, cá dòng nên lái buôn cũng không háo hức lắm. Theo như tôi quan sát, chí ít thì vào lúc này cũng có trên 50 thuyền đã bắt đầu nổ máy, gom đồ ra khơi. Mỗi thuyền như vậy trung bình có 2 người, một người cầm lái còn 1 người kiểm tra lưới, phần lớn đều là nam, chỉ có 1 hay 2 thuyền gì đó có nữ cùng đi.

Phía trên đê, tiếng cười nói lao xao, kẻ ngồi trên đê, người leo lên mép những cái ghe đang đậu để bàn luận về giá cả. Nào thì con này năm nay rẻ, đắt, giá lên, xuống, ì xèo cả vùng. Cảng này vốn nhộn nhịp đã lâu, vì không chỉ có người dân Phước Tỉnh xuống mua cá, mà ghe các nơi khác cũng đổ về, nhiều xã nhỏ ven như Long Hải, Phước Hải… cũng qua đây mua. Những thuyền nhỏ kiếm cá trong ngày thường đi vào những lúc nước lớn, còn khi nước cạn, thuyền nằm bờ, cái cảnh các ngư phủ ngồi bờ đê nhậu tơi bời không hề hiếm.

Khoảng tầm 7h-9h, các thuyền đi về, có một ghe lớn cũng về, thế là người người ùa ra xuống hết phía dưới để chờ các thuyền viên đưa cá. Trung bình, cứ vài mét lại có 1 đám. Khi xong ở thuyền này, họ đem cá bỏ vào một cái can lớn có chứa nước, xong lại tiếp tục ra thuyền khác. Cứ như vậy, cả chợ cảng huyên náo, rầm rộ như trẩy hội vậy.

 Đời heo hắt

Cùng chen vào dòng người trên cảng, có một số người lại oằn mình cúi lượm những cái chai, cái lọ, những con cá, mực chết ven bờ hay xin những con còn xót lại trong lưới. Tôi bất chợt dõi mắt theo một bà cụ khoảng chừng 70 tuổi. Bà xách hai cái túi bóng lớn chứa đầy vỏ chai, lọ, và những thứ có thể bán thành tiền. Túi kia thì chứa đầy cá, tôm, mực chết mà bà lượm được ở dọc cảng.

Cứ đi được vài mét, bà lại đấm lưng vài cái rồi tiếp tục cúi nhặt những thứ phế phẩm cho vào túi. Sau đó, bà tiến lại gần mấy cái thuyền mới về, chìa tay ra xin từng con cá, con tôm nhỏ. Có người ngoảnh đầu làm ngơ coi như không nghe thấy, có kẻ quay sang nhìn bà với ánh mắt miệt thị, coi khinh.

Đáng xấu hổ hơn, một nhóm thanh niên đang ngồi nhậu, 3 đến 4 người ới gọi bà lại, rồi quẳng cái đẹt một con cá xuống đất, nhìn nhau rồi vênh mặt lên cười. Tôi chạy lại biếu bà túi cá vừa mới mua. Chưa kịp hỏi chuyện, bà cúi đầu cảm ơn lia lịa rồi lại tất tả đi xuôi về phía cuối cảng, hòa lẫn với dòng người đang ùa vào trên đê.

Lang thang từ đầu cảng đến cuối cảng, tôi gặp phải khá nhiều những hoàn cảnh như vậy. Một chị khoảng chừng 50 tuổi, mặt bịt kín, chỉ để hở cái mũi với cặp mắt, đi lòng vòng lượm mấy cái chai, lọ cũ, mấy con mực chết nằm dạt trên bờ. Tôi hỏi chuyện, chị cố tình lảng tránh về gia đình mình, chỉ nói sơ sơ tên là Thủy, nhà “ở gần đây”.

Do không có điều kiện để đi cá, chị đành tích cóp lượm lặt ve chai bán để kiếm cơm và nuôi 2 đứa con nhỏ ở nhà. Chị tránh né chuyện về bản thân mình, chỉ kể cho tôi nghe về bà cụ phía trước: “Bà ấy không cho ai biết tên đâu, ngày nào cũng từ 5h sáng, khi người mua cá chưa đến thì bà ấy đã có ở đó rồi. Đi hết từ trước rồi ra sau, lòng vòng quanh các thuyền để nhặt nhạnh, bà ấy chịu khó lắm, sáng nào cũng đến sớm chực thuyền về là ra xin cá".

Nhớ lại chuyến đi ở Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), mùa này không có cá, nhiều ngư dân tay trắng đi, tay trắng ra về. Vào những tháng này, chả ai mặn mà gì với việc đi biển cả. Nhưng đi thì lỗ, không đi thì chỉ còn biết ngồi nhà, không có việc gì khác để làm, và cũng chả có gì để mà ăn chứ đừng nói đến tăng thu nhập.

Những người dân nghèo như làng chài Hồ Đắng, không đi cá, họ lại phải lượm ve chai, vài con cá, con tôm chết quanh biển. Họ sống trong những căn chòi xây tạm bợ, bão thổi là bay, có thể lấy đắp lại. Ngày ngày, từ 4h sáng là cả làng kéo nhau đi đánh cá. Đàn ông con trai thì mỗi người một thúng, dong ra biển. Đàn bà thì đi loanh quanh lượm ve chai, nhặt củi gom thành một đống để kiếm thêm tiền khi chờ cá về.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm