| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ba ba toàn đực

Thứ Ba 23/12/2014 , 09:15 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Kha ở ấp 4, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nuôi thử nghiệm 3.000 con ba ba toàn đực. Sau hơn 4 tháng đàn ba ba phát triển nhanh, tỉ lệ hao hụt thấp…

Anh Kha kể: “Năm 2008, thấy một số hộ nuôi ba ba có hiệu quả nên gia đình tôi bắt đầu thả nuôi 3.000 con trên diện tích 1.000 m2. Sau 1,5 năm nuôi không đạt, gia đình đành bán sớm để đầu tư nuôi lại 4.000 con. Mãi gần 2 năm sau mới xuất bán, lãi trên 100 triệu đồng và bớt lại 500 con để gây giống”.

Từ 500 con ba ba bố mẹ ban đầu, đến năm 2014 đàn ba ba của anh Kha đã tăng lên 10.000 con, thả trên 14 hồ với tổng diện tích 4.000 m2. Để chủ động nguồn thức ăn cho ba ba, anh Kha dành 1,2 ha đất ruộng nuôi cá mùa lũ.

Đến cơ sở nuôi ba ba của anh Kha, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi rất quy mô và khoa học. Anh Kha cho biết: “Sau 4 tháng thả nuôi 3.000 con ba ba đực chỉ hao hụt có 2 con. Đàn ba ba lớn nhanh hơn rất nhiều so với cách nuôi lộn xộn như trước và ít sử dụng thuốc để trị bệnh.

Trước đây, ba ba từ khi thả nuôi đến 1,5 năm mới phân loại đực cái. Nuôi 2,5 năm trọng lượng ba ba đạt từ 1,1 - 1,2 kg/con. Như vậy vẫn chưa bán được với giá cao. Còn nuôi toàn đực thì sau khi nở 3 tháng tiến hành phân loại đực, cái. Như vậy, tỉ lệ hao hụt sẽ rất thấp, ba ba không mang trứng nên lớn nhanh”.

Bước đầu thấy được hiệu quả của việc nuôi ba ba toàn đực so với cách nuôi thông thường. Anh chia sẻ: “Nuôi ba ba nguồn nước phải sạch, mỗi ao với diện tích 1.000 m2 thuận tiện cho việc phân loại và thu hoạch, mật độ thả nuôi 5 con/m2. Mực nước trong ao nuôi dao động từ 1 - 1,5 m, xây dựng bè bằng tre để ba ba sưởi ấm, bởi đây là loại vật nuôi thích nghi với nhiệt độ cao. Xây dựng hệ thống ao xung quanh rào tole, sao cho nước sông ra vào để ba ba mau lớn và ít bệnh. Mỗi tháng nên xử lí nước bằng thuốc dùng cho thủy sản”.

Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh cho biết: “Đặc thù của địa bàn Long Mỹ là nuôi động vật hoang dã, trong đó ba ba chiếm đến 80%. Hầu hết các hộ nuôi ba ba thương phẩm đực - cái nên 3 - 3,5 năm mới thu hoạch và tỉ lệ đạt loại 1, 2 chỉ chiếm 40%.

14-16-04_nh-2

Qua một số nghiên cứu thấy việc nuôi ba ba toàn đực thương phẩm chỉ hơn 2,5 năm có thể thu hoạch mà tỉ lệ ba ba đạt loại 1, 2 chiếm đến 60%. Thời gian nuôi được rút ngắn và tỉ lệ tăng trọng nhanh do hệ số thức ăn được tận dụng hết. Nuôi 1,5 năm ba ba không cạnh tranh sinh sản nên giảm tỉ lệ hao hụt".

Theo ông Anh, hộ anh Kha có điều kiện nuôi ba ba nên trạm hướng dẫn anh nuôi thí điểm 3.000 con, sau đó sẽ triển khai tiếp 5 hộ nữa. Mỗi hộ nuôi từ 300 - 500 con và tập trung ở những hộ nghèo và cận nghèo. Nuôi với số lượng ít nên các hộ có thể tự tìm thức ăn cho ba ba nên không tốn chi phí.

Qua nghiên cứu cho thấy, việc nuôi ba ba toàn đực trọng lượng tăng nhanh, các cá thể rất đồng đều, màu sắc tươi sáng, chi phí giảm lợi nhuận cao hơn từ 30 - 40 triệu đồng/3.000 con, so với cách nuôi truyền thống.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 1] Chuyện khởi nghiệp của chàng sinh viên Nông học

Ngay trên ghế nhà trường, Âu Phát Đạt, sinh viên ngành Nông học đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi dê nhờ áp dụng kiến thức về chăn nuôi và thú y.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung sẵn sàng cho thị trường Tết

Quảng Ngãi Năm nay thời tiết không có mưa lũ lớn nên các vườn hoa phát triển tốt. Người dân kỳ vọng sắp tới thị trường, giá cả ổn định để có một cái Tết đầm ấm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.