| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trăn hốt bạc

Thứ Năm 10/04/2014 , 13:03 (GMT+7)

Những năm gần đây giá trăn ổn định nhờ mặt hàng da trăn xuất khẩu sang châu Âu khá mạnh.

Nghề nuôi trăn ở An Giang đang phát triển mạnh ở nông hộ và các cơ sở nuôi trăn lấy da xuất khẩu.

Vùng nuôi trăn lớn nhất ở An Giang là làng Phù Dật, ấp Bình Chánh, xã Bình Long, huyện Châu Phú với hơn 100 hộ nuôi từ 20 - 100 con/hộ, do có nguồn thức ăn tại chỗ cho trăn. Anh Trần Văn Thêm, ấp Bình Chánh cho biết: "Kể từ đầu năm 2011 đến nay, giá trăn luôn ở mức hấp dẫn, từ 30.000 - 35.000 đ/kg nên rất phấn khích người nuôi. Do có nguồn thức ăn là chuột đồng nên tôi đã đầu tư chuồng nuôi gần 140 con trăn phía sau nhà.

Hiện nay đàn trăn sắp xuất bán, dự kiến lời khoảng 200 triệu đ. Ngoài ra, tôi còn là thương lái chuyên thu mua trăn thương phẩm để cung cấp cho các cơ sở chuyên xuất khẩu da trăn, mỗi năm từ 2 - 3 tấn".

Còn anh Trương Minh Nhựt ở cùng xóm với kinh nghiệm nuôi trăn gần 16 năm nay, cho biết: "Nghề nuôi trăn phát triển mạnh phụ thuộc vào yếu tố thị trường, giá trăn càng cao người nuôi càng nhiều. Vì đây là nghề rất nhàn rỗi, chi phí đầu tư không cao nhưng cho thu nhập khá ổn định".

Nhờ nuôi trăn phát triển ổn định, từ đầu năm 2014 đến nay, bình quân mỗi tháng anh Thai sơ chế từ 200 - 300 tấm da trăn để giao cho các Cty XK. Anh khẳng định, ở vùng Bảy Núi - An Giang, nuôi trăn là một trong những mô hình có hiệu quả tốt nhất, bởi có nguồn thức ăn dồi dào, nhất là chuột đồng. Nuôi trăn cũng không cần đến diện tích lớn và cũng không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo kinh nghiệm của anh Nhựt, muốn nuôi trăn thành công trước hết phải nắm vững kỹ thuật. Trong đó, khâu quan trọng nhất là vệ sinh chuồng trại và thức ăn. Chuồng trại phải có đủ ánh nắng, nền gạch men sạch sẽ. Thức ăn chính cho trăn là chuột, gà, vịt hoặc các loại phế phẩm từ gia súc, gia cầm.

Để chủ động nguồn thức ăn, người nuôi phải mua chuột sống dự trữ. Riêng các loại phế phẩm như đầu, cánh, chân gà, vịt hoặc nội tạng gia súc phải được tồn trữ trong tủ đông mới bảo đảm chất lượng. Nuôi sau 8 tháng đến 1 năm, trăn có trọng lượng từ 5 - 6 kg, sau 2 năm nặng 30 kg và 3 năm khoảng 40 kg.

Theo tính toán của người nuôi, 1 con trăn giống, giá hiện nay là 350.000 đ, sau 1 năm nuôi tốn khoảng 500.000 đ tiền thức ăn, trọng lượng có thể đạt 6 kg. Nếu bán với giá 300.000 đ/kg, tiền lời sẽ lên đến 1 triệu đ. Theo nhu cầu thị trường hiện nay, nhất là thị trường châu Âu, loại trăn 6 kg/con được xếp vào loại I, có giá cao nhất từ 300.000 - 320.000 đ/kg. Trăn càng to giá càng thấp, cụ thể như loại trên 10 kg/con giá 240.000 đ/kg; trên 20 kg giá 220.000 đ/kg… Riêng loại trăn bông giá rất cao. Còn con giống thì giá cao gấp 3 - 4 lần trăn thường, nhưng rất hiếm.

Về nuôi trăn lấy da xuất khẩu, có thể nói người nuôi hiệu quả nhất là anh Thái Vinh Thai, chủ trại Hồng Quang ở khóm 4, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang). Sau nhiều năm lặn lội trong nghề, anh Thai đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật lột lấy da.

Theo anh Thai, khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi trăn là sản phẩm và đầu ra. Muốn có sản phẩm tốt phải nuôi đúng kỹ thuật và đúng bài bản. Muốn đầu ra ổn định phải có hợp đồng xuất khẩu.

Trại của anh Thai lúc nào cũng có trên 1.500 con trăn đủ cỡ, gồm hai loại: trăn vàng và trăn đất. Anh cho biết người Nhật rất thích da trăn vàng nhờ hoa văn vàng, đẹp và sáng. Trong quá trình khai thác, thợ lột da trăn phải hết sức cẩn thận, vết cắt thật khéo léo, nhẹ nhàng và thành thạo, chính xác.

Lột xong phải có người căn da trên một tấm ván có chiều dài tương đương với chiều dài của da trăn. Sau khi khô, da trăn được cuốn hoặc xếp lại chờ giao hàng. Theo hợp đồng, da trăn được chia làm 3 loại I, II và III tùy theo kích cỡ. Ngoài tiền bán da trăn ra, các cơ sở chế biến còn bán được thịt trăn, mỡ trăn và mật trăn cho người tiêu dùng.

Với số lượng trăn bố mẹ dồi dào nên mỗi năm trại Hồng Quang SX trên vài ngàn con trăn giống bảo đảm chất lượng. Từ công việc làm ăn thuận lợi, anh Thai đã liên kết với nhiều trại chăn nuôi và các hộ nuôi quy mô gia đình để hợp đồng cung ứng con giống và thu mua lại trăn thịt với giá thỏa thuận. Nhờ vậy mà các trại nuôi, kể cả hộ nuôi nhỏ lẻ cũng rất phấn khởi và có điều kiện phát triển ngày càng quy mô hơn.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm