| Hotline: 0983.970.780

Phân hữu cơ tăng chất lượng gạo nếp

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:17 (GMT+7)

Với những giống nếp đã có mùi thơm thì việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng thêm hương thơm.

Nếp ngon phụ thuộc vào độ dẻo, độ thuần và nếu có mùi thơm thì càng tốt. Độ dẻo của nếp do hàm lượng Amylopectin quy định, thông thường phải xấp xỉ 10% và hàm lượng amylose phải <2%.

Hàm lượng Amylopectin phụ thuộc vào đặc tính của giống và độ màu mỡ của đất, bởi vậy phần lớn những vùng nếp đặc sản nổi tiếng chỉ trồng 1 vụ nếp/năm để bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Với ĐBSCL tuy có đất màu mỡ nhưng với giống nếp chủ yếu ngắn ngày, năng suất cao, trồng 3 vụ một năm thì lại càng phải bổ sung thêm chất hữu cơ, nhất là ở những năm không có lũ như năm nay. Với những giống nếp đã có mùi thơm thì việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng thêm hương thơm.

Theo giáo trình cây lúa, để đạt năng suất nếp 5 tấn/ha cần phải cung cấp phân vô cơ với lượng 100 kg N + 50 kg P2O5 + 125 kg K2O tương đương 217 kg Ure + 303 kg Super lân + 208 kg KCl cho mỗi ha. Còn với phân hữu cơ, các tài liệu không đề cập một cách cụ thể chỉ khuyến cáo trên nguyên tắc bón lót 10 – 30 T/ha. Trong nhiều năm nghiên cứu dinh dưỡng cho cây lúa nói chung và nếp nói riêng, Công ty TNHH Hữu Cơ đã sản xuất các sản phẩm HUMIX và đưa ra quy trình chăm bón cây lúa bằng việc sử dụng các sản phẩm HUMIX vừa bảo đảm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho sự phát triển của cây lúa, vừa nâng cao chất lượng, đảm bảo năng suất, đồng thời duy trì được độ phì nhiêu của đất canh tác.

Bón phân theo quy trình của Công ty TNHH Hữu Cơ

Xử lý giống:

Để kích thích hạt lúa nảy mầm nhanh, mạnh, đều, rễ mầm ghim sâu vào đất và triệt tiêu mầm mống bệnh hại, nên xử lý hạt giống bằng Phân Bón Qua Lá HUMIX CD Lúa với tỷ lệ pha 1/300 (1 lít phân pha với 300 lít nước sạch) trước khi ngâm ủ 1 giờ.

Bón lót trước khi gieo sạ hoặc cấy:

Sử dụng 400 kg Phân lân Cao Cấp Plantfeed rải đều toàn bộ diện tích mặt ruộng sau khi rút (tháo) cạn nước để sạ.

Bón thúc giai đoạn mạ non (7 đến 10 ngày sau sạ hoặc khi cây bén rễ hồi xanh):

Sử dụng 30 kg Urê + 500 kg Phân Phức Hợp Plantfeed (thay thế tập quán sử dụng DAP). Rải đều mặt ruộng khi nước xăm xắp.

Bón thúc đẻ nhánh:

Đây là thời kỳ quyết định số nhánh hữu hiệu cần tiến hành bón phân kết hợp làm cỏ, sục bùn.

Lượng bón: 40 kg Urê + 500 kg Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chất Lượng Cao. Rải đều mặt ruộng khi nước xăm xắp.

Bón thúc làm đòng:

Sử dụng 20 kg KCl + 400 kg Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chất Lượng Cao rải đều trên ruộng lúa.

Bổ sung Phân Bón Qua Lá HUMIX CD Cây Lúa vào những giai đoạn quan trọng, quyết định năng suất (đẻ nhánh, làm đòng, sau khi hạt lúa đã ngậm sữa…) với tỷ lệ pha 1/200 (80ml phân cho bình 16 lít nước sạch) phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Định kỳ 7 đến 10 ngày phun một lần.

Chú ý: Phân Bón Qua Lá HUMIX CD Cây Lúa có thể kết hợp với thuốc BVTV.

Quy trình kỹ thuật trồng cây lúa sử dụng phân HUMIX và Phân đơn (N-P-K) theo khuyến cáo trên đã đủ dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng và phát triển cho năng suất và chất lượng cao.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm