| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ cây mai dương

Thứ Sáu 15/08/2014 , 08:14 (GMT+7)

Mai dương là loài cỏ dại nguy hiểm, hết sức khó trị do hạt phát tán nhanh, rộng theo đường nước; có sức sống mạnh, phát triển nhanh...

1. Đặc tính sinh học

Cây mai dương (còn gọi là trinh nữ nhọn, trinh nữ gai, trinh nữ móc, trinh nữ thân gỗ) thuộc họ đậu Leguminosae, tức là họ gồm những cây có lợi cho SX nông nghiệp như muồng, điền thanh… 

Mai dương có khả năng cố định đạm từ khí trời và thường được sử dụng làm phân xanh cải tạo đất, song lại được xem là cây có hại do khả năng sinh sản, lây lan, phát tán rất nhanh nên lấn át cả diện tích trồng trọt. Mai dương không phải là cây bản địa, chúng có nguồn gốc ở Trung Mỹ…

10-55-06_lypoxim

Ở Việt Nam, mai dương là loại cỏ dại phổ biến ở các vùng trũng, lầy giáp với Campuchia. Mai dương còn thấy mọc ven lộ ở các tỉnh Đông Nam bộ ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu… và cả TP.HCM. Ở Campuchia, mai dương thấy mọc rất nhiều ở ven lộ, bờ sông, đất hoang các tỉnh dọc sông Cửu Long như Kandal, Takeo, Svayrieng, Prey Veng, Kampongcham…

Cây mai dương, có tên khoa học là Mimosa pigra L, dạng cây bụi, cao 2 - 3 m hay hơn, là cây thân gỗ lâu năm, nhiều cành, thân màu tím, có nhiều gai nhọn, gai to, hoa hình tròn, màu hồng nhạt mọc từ nách thân, cành, quả (trái), lá rất nhạy cảm khi bị va chạm (mắc cỡ), quả có nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt, khi hạt chín, tách ra rơi xuống, để lại trên cây vỏ có nhiều ngăn, cây sinh sản bằng hạt, khả năng xâm lấn và phát tán rất mạnh.

2. Phòng trị

Mai dương là loài cỏ dại nguy hiểm, hết sức khó trị do hạt phát tán nhanh, rộng theo đường nước; có sức sống mạnh, phát triển nhanh; nhiều gai to, đâm rất đau, rất khó làm cỏ bằng tay; mọc thành bụi dầy đặc và thuờng cao quá đầu người… nên việc phòng trị rất khó khăn, lại nguy hiểm vì dễ gây thương tích do gai nhọn đâm vào mắt, da và cả rắn độc...

Cách phòng trừ thông thường là dùng liềm, dao phát bỏ, cách làm này tốn nhiều công sức, thời gian, nguy hiểm… nhưng đôi khi hiệu quả không cao do gốc cây vẫn còn nguyên, cây vẫn có khả năng mọc trở lại, do đó cần phải làm nhiều lần mới diệt tận gốc.

Để khắc phục các điểm bất lợi trên, tùy điều kiện có thể tham khảo sử dụng thuốc trừ cỏ (Lyphoxim và Zico), tùy cây lớn hay nhỏ mà có điều chỉnh liều lượng thích hợp. Liều khuyến cáo: Lyphoxim 41SL: 3 - 4 l/ha, pha với Zico 720 DD 1 - 2 l/ha. Khi phun cần chú ý phun kỹ cho thuốc tiếp xúc với các bộ phận của cây; tốt nhất nên phun khi cây còn nhỏ, trước khi ra hoa; phun trước mùa mưa lũ và nên phun buổi sáng vì chiều hay mưa; phun trên đất ẩm hiệu quả nhanh và triệt để hơn so với đất khô.

Hiệu quả quan sát được sau phun 1 - 5 ngày. Trường hợp cây mọc trở lại ta có thể phun thêm 1 - 2 lần cho đến khi cây chết hẳn.

Xem thêm
Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất