| Hotline: 0983.970.780

Quy trình kỹ thuật quản lý sâu năn hại lúa

Thứ Hai 27/02/2017 , 09:05 (GMT+7)

Cục BVTV vừa ban hành “Quy trình kỹ thuật quản lý sâu năn hại lúa” nhằm giúp các tỉnh, thành phía Nam quản lý sâu năn (muỗi hành) hiệu quả...

Cục BVTV vừa ban hành “Quy trình kỹ thuật quản lý sâu năn hại lúa” nhằm giúp các tỉnh, thành phía Nam quản lý sâu năn (muỗi hành) hiệu quả, góp phần tăng năng suất và bảo đảm sản xuất an toàn bền vững.

Từ năm 2011 trở lại đây, sâu năn hại lúa có xu thế tăng tại nhiều vùng trồng lúa ĐBSCL, đặc biệt trong vụ đông xuân 2016 – 2017 sâu năn đã phát sinh gây hại tại nhiều địa phương như: Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Theo nhận định của ngành BVTV, với điều kiện thời tiết bất thuận thì sâu năn có khả năng sẽ tiếp tục phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa của các địa phương nếu không được quản lý hiệu quả. Vì thế, Cục BVTV ban hành “Quy trình kỹ thuật quản lý sâu năn hại lúa”, đề nghị Sở NN-PTNT chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh, thành phố tổ chức hướng dẫn cho nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý tổng hợp sau:

Theo dõi bẫy đèn phát hiện kịp thời cao điểm thành trùng sâu năn.

Tuân thủ lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn; cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa tối thiểu là 15 ngày.

Vệ sinh sạch cỏ dại, lúa chét trong ruộng, lúa hoang mọc ở kênh mương.

Hạn chế gieo trồng các giống lúa thơm nhiễm sâu năn, trong thực tế sản xuất đã phát hiện một số giống nhiễm sâu năn như Jasmine85, OM4900 …

Đẩy mạnh áp dụng gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Công nghệ sinh thái (trồng hoa trên bờ ruộng)…

Làm đất kỹ và san phẳng mặt ruộng, không giữ nước ruộng quá sâu (nhiều hơn 5cm) áp dụng tưới nước tiết kiệm “ướt-khô” xen kẽ.

Không xử lý hạt giống và không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (0 - 40 ngày sau khi sạ).

Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Tăng cường bón lân, kali; bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silic.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa: Sâu năn đang phát triển và gây hại trên diện rộng tại ĐBSCL, để quản lý tốt cần áp dụng nhiều biện pháp như bẫy đèn để bắt thành trùng, vệ sinh cỏ dại và lúa chét trước khi gieo sạ, bón phân cân đối đặc biệt tăng cường kali ở giai đoạn mạ tới đẻ nhánh.

Ngoài ra cần xử lý thuốc BVTV ở giai đoạn sớm lúa 15 - 20 ngày sau sạ, có thể sử dụng thuốc dạng hạt trộn với phân bón rải đều khắp ruộng như hoạt chất Chlopyrifos + Fipronil sẽ đem lại hiệu quả quản lý tốt. Lưu ý việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn sau này sẽ không còn hiệu quả cao do đó cần phòng trừ sớm ngay từ giai đoạn đầu.

Khi xuất hiện rầy nâu ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12kg/ha). Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ phun Altach 5EC hoặc Wellof 330EC. Phòng trừ ốc bươu vàng bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR (5kg/ha).

Thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển, quản lý bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phun thuốc Beam 75WP đặc trị đạo ôn. Để phòng trừ các nấm bệnh gây lem lép hạt có thể phối hợp Aviso 350SC giai đoạn trước trổ và sau trổ đều (hoặc bộ HAI-BBA).

Rau màu: Trừ sâu khoang, sâu xanh bằng Atabron 5EC (1 lít/ha).

Cây thanh long: Phun phòng định kỳ Bộ ba trừ đốm nâu của Công ty CP Nông dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái.

Cây tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm định kỳ bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cà phê: Bệnh khô cành phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; trừ rệp sáp, rệp vảy xanh cần phun Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha).

H.A.I

 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.