| Hotline: 0983.970.780

Rà soát, đánh giá lại quy hoạch rừng

Thứ Hai 04/08/2014 , 10:08 (GMT+7)

Chỉ đạo trên được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận tại hội thảo “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển bền vững”. 

Hội thảo diễn ra ngày 1/8/2014 với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ NN-PTNT và Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên.

Theo báo cáo đề dẫn Hội thảo của Bộ NN-PTNT, trong 5 năm qua (2009 - 2013), diện tích rừng tại Việt Nam tăng nhanh, ổn định. Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ rừng giảm dần.

Giai đoạn này, bình quân mỗi năm các tỉnh trong cả nước trồng được 226.000 ha rừng. Nhờ sự nỗ lực trong khôi phục và trồng rừng mới, độ che phủ của rừng tăng liên tục từ 39,1% (năm 2009) lên 41% (năm 2013).

Tốc độ giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 3,4% (năm 2011) lên gần 6% (năm 2013), sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 15 triệu m3 (năm 2013). Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngày càng phát triển mạnh.

Hiện đã có trên 2.500 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường phát triển như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã đạt hơn 5,7 tỷ USD trong năm qua.

Mặc dù vậy, phát triển lâm nghiệp tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ đạo: Phát triển kinh tế lâm nghiệp cần chú trọng công tác bảo vệ rừng, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng và giá trị của rừng góp phần thu hút sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ rừng; Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng kiểm lâm đủ khả năng bảo vệ rừng.

Độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm, giá trị thu nhập trên mỗi ha rừng trồng mới đạt khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng thu nhập của người dân miền núi.

Nhóm giải pháp được thống nhất tại Hội thảo nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới là đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cấp quốc gia phân chia theo vùng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020;

Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, ưu tiên cấp quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các hộ, doanh nghiệp trồng rừng sản xuất cũng như kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản;

Đặc biệt phải sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho phù hợp; tăng cường giám sát thực hiện các chính sách tín dụng hiện hành đối với ngành lâm nghiệp.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp. Từ đó, nhiều địa phương có rừng đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy vậy, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa đồng bộ, năng suất chất lượng rừng còn thấp, khả năng cung cấp gỗ lớn cho công nghiệp chế biến còn hạn chế...

Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo, cần hoàn thành rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng. Từ đó, phát huy các mô hình liên kết sản xuất lâm nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng rừng, phát triển công nghiệp chế biến, tăng giá trị sản phẩm; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm