| Hotline: 0983.970.780

Rau ngò tàu chữa ăn khó tiêu

Thứ Ba 11/06/2013 , 11:14 (GMT+7)

Theo Đông y, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ...

Rau mùi tàu, còn có tên gọi là rau ngò gai (miền Nam gọi là cây rau ngò rí), là cây thảo, mọc hoang sống hàng năm hay vài năm ở nơi ẩm thấp, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 30 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai.

Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, có mùi thơm nên được trồng làm rau gia vị.  Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm.

Theo Đông y, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau dùng để chữa hôi miệng, trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa...

Sau đây những bài thuốc từ cây ngò tàu:

- Chữa chứng liễm chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30-40g với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần.

- Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào nồi sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần.

- Chữa cảm mạo: Mùi tàu khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào nồi với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.

- Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.

-Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm: Rau mùi 50g, thái dài khoảng 3 - 4cm; gừng tươi 1 lát đập dập. Tất cả rửa sạch sắc với 400ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.

- Chữa chứng ăn không tiêu: Dùng 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, một củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ ba bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn một bát chia uống hai lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng.

- Chữa tiêu chảy: Dùng 20 g lá mùi tàu cùng với củ sả, tía tô, gừng sống (mỗi vị 12g), thái nhỏ, sắc uống.

- Chữa chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi, hạt tiêu. Đem nấu cháo chín với ít gạo và 400ml nước. Ăn nóng. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ chóng khỏi.

- Chữa chấn thương hoặc bị côn trùng đốt gây sưng, tấy: Lấy cây mùi tàu giã nát đắp vào vết thương.

- Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm ít muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5-6 ngày, miệng sẽ giảm mùi hôi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.