| Hotline: 0983.970.780

Rượu có hại cho sức khỏe hơn cả heroin

Thứ Hai 01/11/2010 , 14:56 (GMT+7)

Xét về tác động toàn diện đối với người sử dụng và môi trường xung quanh, rượu đứng đầu "bảng xếp hạng".

Tạp chí The Lancet của Anh số ra ngày 1/11 đăng nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Ủy ban khoa học độc lập về ma túy (ISCD) của nước này, cho thấy rượu nguy hại hơn heroin và cocaine xét về tác động đối với sức khỏe con người và xã hội.

Nghiên cứu được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm giám sát ma túy và tình trạng nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA) và do Trung tâm nghiên cứu tội phạm và pháp luật Anh tài trợ.

Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật phân tích vấn đề theo nhiều tiêu chí (MCDA) để phân tích mức độ gây nghiện của một loạt chất kích thích và tác động của chúng đối với người sử dụng cũng như môi trường xung quanh.

MCDA gồm chín tiêu chí đánh giá tác hại đối với người sử dụng như nguy cơ tử vong liên quan sử dụng chất kích thích, tác hại đối với sức khỏe, tình trạng lệ thuộc vào thuốc, và nguy cơ mất khả năng giao tiếp.

Bảy tiêu chí liên quan đến môi trường xung quanh bao gồm nguy cơ phạm tội, hủy hoại môi trường, gây xung đột gia đình, thiệt hại về kinh tế và phá hoại sự liên kết cộng đồng. Thang điểm xếp loại mức độ tác hại cao nhất là 100.

Xét về góc độ sức khỏe con người, cocaine, heroin và moócphin được coi là những chất nguy hại nhất. Nhưng rượu, sau đó mới đến cocaine và heroin, là những mối nguy hại lớn nhất nếu xét về tác động đối với xã hội.

Xét về tác động toàn diện đối với người sử dụng và môi trường xung quanh, rượu đứng đầu "bảng xếp hạng" nói trên với 72 điểm, tiếp đến là heroin (55 điểm) và cocaine (54 điểm). Mức độ nguy hại của các chất gây nghiện khác như cần sa, thuốc lắc và thuốc lá thấp hơn nhiều.

Các nhà khoa học cho biết khi việc lạm dụng rượu có thể huỷ hoại tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể người. Rượu cũng được coi là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong và tội phạm cao hơn hầu hết các chất gây nghiện khác, kể cả heroin.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân gây ra 2,5 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm (chiếm 3,8% tất cả các ca tử vong), chủ yếu là các trường hợp chết vì bệnh tim, bệnh gan, ung thư, tai nạn giao thông và tự tử. Rượu cũng là nguyên nhân gây nguy cơ chết non và tàn phế cao thứ ba trên thế giới.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm