| Hotline: 0983.970.780

Sắc xuân huyện mới Lộc Hà

Thứ Năm 13/01/2011 , 11:52 (GMT+7)

Những ngày đầu năm 2011, chúng tôi về thăm huyện mới Lộc Hà (Hà Tĩnh) nhận thấy nơi đây đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt...

Những ngày đầu năm 2011, chúng tôi về thăm huyện mới Lộc Hà (Hà Tĩnh) nhận thấy nơi đây đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, bộ mặt NTM cũng chuyển biến rõ nét.

Đi dọc bờ biển cửa Sót, bên chân sóng vỗ, tiếng thông reo hoà trong gió biển, những cánh rừng phi lao phòng hộ như những luỹ thép bền vững che chở cho hàng vạn dân cư sống ven biển. Chiều về, từng đoàn thuyền đánh cá tấp nập nối đuôi nhau cập bến, tôm cá đầy khoang, cuộc sống nơi vùng biển ngang ngày càng sôi động hơn.

Tân Bí thư Huyện ủy Lộc Hà Nguyễn Thị Nữ Y tự hào khoe với chúng tôi: “Cá ở vùng biển ngang Lộc Hà tươi và béo lắm, bởi thức ăn của nó ở cửa biển Lộc Hà rất giàu dưỡng chất từ 3 con sông lớn trên thượng nguồn Hương Sơn, Hương Khê đổ về, nên các loại cá, tôm kéo nhau hội tụ về sinh sôi nảy nở. Vì thế ngư dân ở Thạch Kim, Thạch Bằng, thi nhau đánh bắt, bình quân hàng năm trên 3 ngàn tấn, riêng năm 2010 cả huyện đánh bắt đạt trên 3.480 tấn thủy sản các loại”.

Ông Nguyễn Vân, một lão ngư dân xã Thạch Bằng, nói: "Nhờ có chủ trương của Đảng, Chính phủ cho ngư dân vay vốn đóng thuyền, mua lưới, mua máy ra khơi đánh bắt xa bờ nên mấy năm nay ngư dân biển ngang chúng tôi rất phấn khởi, có thuyền mới không những đánh bắt được nhiều cá tôm, mà còn bảo đảm an toàn cho ngư dân đi làm ăn trên biển những khi sóng to gió lớn. Có thuyền, có máy mới, lưới mới, sản lượng đánh bắt rất hiệu quả, nên cuộc sống của ngư dân biển ngang ngày càng no ấm, góp phần xây dựng thành công chương trình NTM".

Rời làng chài Thạch Bằng, Thạch Kim, hai xã được chọn xây dựng mô hình NTM, chúng tôi cùng Bí thư Nguyễn Thị Nữ Y và Chủ tịch huyện Phan Văn Dương về thăm mô hình NTM ở xã Thịnh Lộc, được tận mắt chứng kiến, ngoài hệ thống hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm xá, kênh mương nội đồng… Thịnh Lộc còn chú trọng phát triển mô hình kinh tế nhiều thành phần, trong đó có trên 20 trang trại chăn nuôi SX nông nghiệp kết hợp đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Thịnh Lộc được mệnh danh là xã làm ăn khá của huyện nhờ phát triển kinh tế trang trại.

Tới thăm trang trại của thương binh Hoàng Trọng Cường chăn nuôi lợn nái và lợn thịt, mỗi năm cho thu hoạch bạc tỷ. Theo anh Cường, nhờ được quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện, xã và được ngân hàng ưu đãi cho vay vốn, nên trang trại của anh phát triển không những tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động có thu nhập ổn định mà còn là mô hình giúp nhiều hộ nông dân cùng làm theo để phát triển, bởi hàng năm anh Cường cung cấp hàng ngàn con lợn giống, lợn thương phẩm cho nông dân trong xã, trong huyện góp phần giúp nhau xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.

Về thăm xã Thạch Châu, Thạch Châu là xã văn hóa, có Nhà thờ họ Phan Huy được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Mảnh đất học Thạch Châu nay đang bắt tay xây dựng xã điểm NTM, là một trong 12 xã điểm NTM của tỉnh Hà Tĩnh, hiện đã đạt 10/19 bộ tiêu chí NTM. Vùng đất Thạch Châu là nơi sản xuất ra nhiều giống lạc cao sản đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Bảy, nông dân xã Thạch Châu nói: “Thạch Châu là xã có truyền thống văn hóa lâu đời nay vinh dự được Đảng, Chính phủ, tỉnh, huyện quan tâm chọn làm điểm xây dựng NTM, nhân dân chúng tôi rất đồng tình nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra, người Thạch Châu luôn đi đầu, con cháu luôn hiếu thảo, học hành chăm ngoan. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, tiếp tục đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước".

Bí thư Huyện uỷ Nữ Y khẳng định, năm 2011 Lộc Hà phấn đấu đưa tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.300 tỷ đồng; trong đó ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 515 tỷ, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 570 tỷ và thương mại - dịch vụ - du lịch trên 270 tỷ đồng. Phấn đấu đưa thu nhập GDP đầu người đạt 13 triệu đồng; tổng diện tích gieo trồng đạt 10 nghìn ha; sản lượng lương thực 23.800 tấn; 100% xã hoàn thành quy hoạch xã NTM; 75-80% gia đình đạt gia đình văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2-3%; thi công xây dựng đường 70 chạy qua trung tâm huyện xuống khu du lịch biển; xây dựng hệ thống đường, đê kè ven biển với giá trị đầu tư trên 300 tỷ đồng... Quý I/2011 sẽ hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM tại 5 xã và đến cuối năm 2011, 13/13 xã sẽ hoàn tất phương án quy hoạch NTM.

Trưởng phòng Văn hóa huyện Lộc Hà cho biết: Tuy Lộc Hà là huyện mới được thành lập nhưng mọi phong trào thi đua lao động SX, xây dựng đời sống văn hoá đều được phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, toàn huyện có 70% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Trở về trụ sở làm việc Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Dương tâm sự: “Lộc Hà có 4/13 xã được huyện chọn thí điểm xây dựng NTM, trong đó xã Thạch Châu là xã điểm NTM của tỉnh. Năm 2010, cả huyện có tổng diện tích gieo trồng đạt trên 13 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực 18.900 tấn; tổng đàn gia súc trên 30 nghìn con, đàn gia cầm trên 312 nghìn con; diện tích nuôi trồng thủy sản 431 ha; sản lượng muối đạt 7 nghìn tấn; công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng được thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra”.

Cũng theo ông Dương, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bởi huyện mới được thành lập 3 năm lại nay, người mới, việc mới, cán bộ nhân viên hầu hết chưa có kinh nghiệm nhưng nhờ được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp ngành trong tỉnh, cộng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi cán bộ đảng viên, nhân dân Lộc Hà đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết đảng với dân là một nên kể từ ngày thành lập đến đều có bước tiến khá vững chắc.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm