| Hotline: 0983.970.780

Sâu đục trái tái phát do nắng nóng

Thứ Tư 14/03/2018 , 15:50 (GMT+7)

Sau vài năm tạm lắng, mùa khô năm 2018 sâu đục trái cây có múi (nhà vườn quen gọi là sâu đục trái bưởi) tái phát và gây hại mạnh trên bưởi, cam sành và cam xoàn.

Đặc biệt từ sau Tết đến nay thời tiết nắng ráo, ẩm độ không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài sâu này phát triển và nhân nhanh mật số.

21-57-12_thu-gom-v-tieu-huy-tri-bi-su
Thu gom và tiêu hủy trái bị sâu

Ông Trần Văn Kiệt ở xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, sâu đục trái cây có múi tái phát gây bất ngờ cho nhiều nhà vườn trồng bưởi, cam ở địa phương.

Trong khi đó, nhiều nhà vườn trồng cam sành, cam xoàn càng bất ngờ hơn khi vườn bị sâu đục trái tấn công gây rụng trái hàng loạt. “Nhà vườn bất ngờ vì trước đây loại sâu này ít tấn công trên cam. Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên cam dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng do bọ xít gây ra nên việc phát hiện không kịp thời và phòng trừ không hiệu quả”, ông Võ Văn Thu ở HTX Trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết (huyện Kế Sách) chia sẻ.

So với triệu chứng gây hại trên trái bưởi, triệu chứng do sâu đục trái cây có múi gây ra trên trái cam rất khó nhận biết vì lỗ đục trên trái cam thường nhỏ như vết chích của bọ xít; lượng chất thải ra từ đường đục của sâu qua phần vỏ rất ít (do vỏ cam mỏng hơn so so với vỏ trái bưởi); trái cam bị sâu tấn công thường bị rụng sớm so với trái bưởi bị nhiễm sâu. Vừa khó phát hiện triệu chứng gây hại vừa dễ bị nhầm lẫn với sự gây hại của dịch hại khác, vừa thiếu kinh nghiệm phòng trừ khiến nhiều vườn trồng cam ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) vất vả đối phó với sâu đục trái.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nhà vườn áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ gồm: Cắt tỉa nhánh sau mỗi đợt thu hoạch tạo sự thông thoáng nhằm hạn chế bướm đến vườn; thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị sâu đục để diệt sâu; bồi bùn trong mùa nắng để diệt nhộng với lớp bùn dày không quá 5cm; bao trái khi có điều kiện; tưới nước lên tán cây vào buổi chiều khi phát hiện bướm ra rộ để hạn chế bướm đẻ trứng (đối với vườn không bị bệnh loét vi khuẩn).

Thăm vườn thường xuyên, quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; quan sát trên trái, nếu xuất hiện ổ trứng thì phun dầu khoáng để diệt trứng.

Trường hợp không phát hiện được bướm và trứng thì phun thuốc trừ sâu khi sâu non mới bắt đầu đục (chất thải từ lỗ đục mịn và có màu trắng). Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các hoạt chất sau: Emamectin benzoate, Permethrin, Clothianidin để phun; có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất