| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt vụ tôm mới

Thứ Tư 07/01/2015 , 08:15 (GMT+7)

Năm 2014 được coi là thắng lớn đối với người nuôi tôm Kiên Giang khi tăng cả về diện tích, sản lượng và trúng giá.

Tôm nuôi nước lợ là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Kiên Giang, sau cây lúa. Vì vậy, để đảm bảo vụ tôm nuôi 2015 đạt thắng lợi, ngành nông nghiệp Kiên Giang có kế hoạch tăng cường quản lý từ khung thời vụ, quy hoạch vùng nuôi đến chất lượng con giống, thuốc thú y thủy sản…

Một năm thắng lớn

Năm 2014 được coi là thắng lớn đối với người nuôi tôm Kiên Giang khi tăng cả về diện tích, sản lượng và trúng giá.

Báo cáo tại hội nghị tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang, ông Quảng Trọng Thao cho biết, kết thúc năm 2014 toàn tỉnh thả nuôi được 90.563 ha tôm nước lợ, tăng 1.563 ha so với kế hoạch, sản lượng đạt 51.430 tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ (tương đương gần 9.500 tấn).

Trong đó, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp diện tích 2.015 ha, sản lượng 19.811 tấn (thẻ chân trắng 1.915 ha, sản lượng 19.476 tấn), còn lại là nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh tôm - lúa.

Riêng khu vực vùng U Minh Thượng và huyện Gò Quao (chủ yếu nuôi tôm quảng canh) diện tích thả nuôi đạt 81.537 ha, sản lượng thu hoạch 30.355 tấn, đạt gần 113% kế hoạch.

 Ngoài nuôi tôm quảng canh, người dân còn kết hợp thả xen thêm cua biển hoặc tôm sú nuôi chung với tôm càng xanh đạt được hiệu quả cao, tăng thu nhập trên cùng diện tích. Tôm nuôi công nghiệp (tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên) tuy không đạt về diện tích thả nuôi theo kế hoạch nhưng sản lượng vẫn đạt khá, với 21.075 tấn.

Mặc dù sản lượng tôm nuôi đạt so với kế hoạch đề ra nhưng nuôi tôm nước lợ ở Kiên Giang vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổng diện tích tôm nuôi của tỉnh bị thệt hại trong năm 2014 là 7.339 ha, trong đó trên 92 ha bị bệnh đốm trắng, 10 ha nuôi công nghiệp bị hoại tử gan tụy, còn lại là do yếu tố môi trường (thiệt hại từ 20 - 50%).

Nguyên nhân được xác định là do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi; nuôi tôm không theo thời vụ khuyến cáo, thả nuôi quanh năm làm tích tụ mầm bệnh; chất lượng con giống chưa đảm bảo; kỹ thuật nuôi cũng như công trình ao nuôi chưa tốt.

 Bên cạnh đó, năng lực giám sát, cảnh báo, hướng dẫn phòng chống dịch của lực lượng thú y thủy sản còn hạn chế, chưa kịp thời.

Giống tôm sú và thẻ chân trắng SX trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, cũng như đảm bảo về chất lượng, nhất là nuôi theo hình thức công nghiệp mật độ cao. Toàn tỉnh có 26 cơ sở SX tôm giống nhưng phần lớn đều có quy mô nhỏ, năm 2014 SX được hơn 1,3 triệu con, chỉ đáp ứng được 21,8% nhu cầu.

Do đó, lượng tôm giống phải nhập từ các tỉnh miền Trung và các tỉnh lân cận lên đến hơn 4,8 tỷ con, trong đó chỉ có khoảng 1/3 lượng tôm nhập tỉnh được lực lượng chức năng kiểm tra dịch bệnh, còn lại bán trôi nổi trên thị trường. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh.

Tình trạng nuôi tôm ngoài quy hoạch vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Cụ thể tại các huyện Hòn Đất, Châu Thành, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng… người dân đã tiến hành thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa với diện tích lên đến gần 400 ha.

Không chỉ có nuôi quảng anh mà ngay cả vùng nuôi công nghiệp người dân cũng “xé rào” nuôi ngoài quy hoạch với diện tích 152 ha.

2-kien-ging-se-tng-cuong-qun-ly-cht-luong-tom-giong-ngy-tu-du-vu092326239
Thời gian tới, ngành nông nghiệp Kiên Giang sẽ tăng cường công tác kiểm tra chất lượng con giống ngay từ đầu vụ

Ông Quảng Trọng Thao, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc cần tăng cường công tác quản lý, nhất về quy hoạch vùng nuôi, khuyến cáo khung thời vụ, chất lượng con giống, thường xuyên kiểm tra thuốc thú y thủy sản, thức ăn… nhất là đối với chất cấm để người nuôi yên tâm SX.
Đồng thời tăng cường công tác quan trắc môi trường, cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh để người nuôi chủ động phòng chống, hạn chế tối đa mức độ thiệt hại xảy ra.

Trong đó, TX Hà Tiên là 142 ha (các hộ dân 113 ha, Cty Vương Quốc Việt 28,8 ha), huyện Giang Thành 10,7 ha. Riêng tại huyện Kiên Lương còn xảy ra tình trạng người dân phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm. Nuôi tôm ngoài quy hoạch không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn gia tăng nguy cơ dịch bệnh.

Tăng cường quản lý

Năm 2015, ngành nông nghiệp Kiên Giang có kế hoạch thả nuôi 90.000 ha tôm nước lợ, phấn đấu đạt sản lượng 56.000 tấn tôm nguyên liệu. Trong đó, tôm nuôi công nghiệp 3.000 ha, sản lượng gần 23.000 tấn, còn lại là nuôi quảng canh, tôm - lúa.

Để đảm bảo vụ tôm mới thắng lợi, lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác quản lý từ khung thời vụ, quy hoạch vùng nuôi đến chất lượng con giống, thuốc thú y thủy sản.

Theo đó, thời vụ thả nuôi tôm - lúa vùng U Minh Thượng từ tháng 1 đến hết tháng 3, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8/2015, sau đó lấp lại vụ lúa. Vùng Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và TX Hà Tiên thả tôm giống từ tháng 3 đến cuối tháng 4, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8/2015.

Với tôm công nghiệp, bán công nghiệp, tùy vào chất lượng nước từng vùng, chỉ nên thả giống khi có nguồn nước mặn phù hợp cho tôm phát triển.

Riêng đối với tôm chân trắng có thể thả nuôi 2 vụ/năm. Vụ đầu thả giống vào tháng 2 đến tháng 4, sau khi thu hoạch cách ly ít nhất 30 ngày để xử lý vệ sinh tiêu độc, cải tạo đáy ao thật tốt mới thả tiếp vụ 2. Tuyệt đối không thả giống khi mưa nhiều làm giảm độ mặn, nhiệt độ quá thấp…

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, với diện tích thả nuôi như kế hoạch thì nhu cầu tôm giống năm 2015 của tỉnh vào khoảng 7,3 tỷ con, trong đó SX tại chỗ tối đa khoảng 3 tỷ con, còn lại phải nhập từ nơi khác về.

Vì vậy, Chi cục sẽ tăng cường lập chốt kiểm tra chất lượng tôm giống ngay từ đầu vụ, đồng thời tiến hành xét nghiệm miễn phí tôm giống cho các hộ thả nuôi quảng canh có nhu cầu.

Theo ông Xuyên, hiện nay tôm giống nhập tỉnh được vận chuyển cả đường bộ lẫn đường thủy, đi bằng xe máy, vỏ máy luồn lách vào các kênh rạch nên không thể kiểm soát hết. Vì vậy, người dân nên lựa chọn mua tôm giống ở những nơi có uy tín, đảm bảo chất lượng và cần chủ động đem đi xét nghiệm để hạn chế rủi ro.

Trên 50% mẫu tôm giống không đạt chất lượng

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tiến hành thành lập 3 Tổ kiểm dịch động vật trên khâu lưu thông.

Qua đó, đã kiểm tra được gần 1,49 tỷ con tôm giống nhập tỉnh; đồng thời các trạm thú y huyện đã kiểm dịch hơn 941 triệu con tôm giống xuất trại và 8.440 tôm sú bố mẹ.

Chi cục đã tiến hành xét nghiệm 289 mẫu tôm giống, trong đó phát hiện 115 mẫu nhiễm bệnh còi, chiếm tỷ lệ gần 40%; 31 mẫu bệnh đốm trắng, tỷ lệ 10,7%.

Trong năm, Chi cục đã xuất cấp 5,45 tấn Chlorine để phòng chống dịch bệnh cho các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại do bệnh hoai tử gan tụy cấp, với tổng diện tích đợc xử lý 8,68 ha.

ĐC

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm